Tìm kiếm:

Thời 4.0 là thời Phòng Khám phải tự khám chữa bệnh Tiếp Thị Nội Dung cho chính mình

Mục lục bài viết

    Tản mạn về nội dung và tiếp thị nội dung của phòng khám

    Oh! Nội dung là gì? Trong thời đại số này Bạn có thể đã nghe vô số lần: Nội dung là vua, Content is kingNghe có vẻ giống như một sáo ngữ, nhưng chính xác là như vậy đấy ... Câu nói này áp dụng cho các thương hiệu hay doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp khác nhau, kể cả phòng khám hay lĩnh vực y tế ...

    Oh! Tại sao phòng khám phải tiếp thị nội dung? Content marketing for medical practices? Phòng khám mà không tiếp thị nội dung, thì không thể tiếp cận và thu hút đối tượng mục tiêu (target audiences); không thể tạo khách tiềm năng (bệnh nhân tiềm năng, patient leads) và chuyển đổi họ thành khách hàng trả tiền (bệnh nhân trả tiền, paying patients).

    Nội dung của phòng khám Bạn cần chất lượng, cần hấp dẫn; cộng thêm tiếp thị nội dung cho phòng khám nữa; (1) để tạo ra nhận thức về thương hiệu phòng khám cho mọi người; (2) để quảng bá dịch vụ khám chữa bệnh của phòng khám Bạn; (3) để thiết lập mối quan hệ giữa phòng khám Bạn với bệnh nhân tiềm năng và bệnh nhân khách hàng ...

    Hình 01 - Minh họa tiếp thị nội dung cho phòng khám

    Tuy nhiên, sản xuất nội dung (tạo ra nội dung) chưa phải là mục tiêu cuối cùng của phòng khám Bạn. Điều quan trọng là Bạn phải biết cách chia sẻ và quảng bá nội dung của phòng khám đến đúng người, đúng thời điểm; bằng chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp. Ngay cả có nội dung chất lượng tốt nhất cũng là một sự lãng phí nếu nội dung đó không tiếp cận được đối tượng mục tiêu của Bạn.

    Vậy tiếp thị nội dung là gì?

    Theo định nghĩa của Content Marketing Institute (CMI): Tiếp thị nội dung là một phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung phù hợp, có giá trị; để thu hút và nuôi dưỡng đối tượng được xác định rõ ràng; và cuối cùng, chuyển đổi họ thành khách hàng mua hàng thật sự, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Đã qua rồi cái thời mà các thương hiệu đầu tư mạnh vào các phương tiện tiếp thị truyền thống để tiếp cận khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thật vậy, bây giờ mọi người luôn tiếp cận rất nhiều nội dung trước khi đưa ra quyết định mua hàng, nên các doanh nghiệp phải học cách thích nghi thôi.

    Ví dụ: quảng cáo trên TV, trên đài phát thanh, hay quảng cáo in ấn từng là những hình thức tiếp thị phổ biến cho các doanh nghiệp khác nhau trong quá khứ. Trong tiếp thị truyền thống, các thương hiệu chủ yếu tập trung vào việc tạo ra nhận thức và ảnh hưởng chỉ để người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Họ phải tập trung vào những nội dung không nhất quán; bị lặp đi lặp lại; nội dung ít giá trị, không phù hợp.

    Tuy nhiên, trong thế giới số ngày nay, mọi người không thích các chiến thuật tiếp thị chen ngang, ép mua hàng hay không tự nhiên như vậy nữa. Giờ đây, mọi người dễ dàng bỏ qua quảng cáo, bỏ qua nội dung khó chịu hay khó hiểu.

    Thay vào đó, mọi người lại thích thú với nội dung nào cộng hưởng với họ, và giải quyết được nhu cầu của họ. 

    Nội dung của Bạn có hay ho, có dẫn dắt, có hấp dẫn không? Nội dung của Bạn có chạm vào 'nỗi đau' hay 'nỗi niềm' của đối tượng mục tiêu không? Nếu câu trả lời của Bạn là CÓ, thì phòng khám của Bạn nên thực hiện tiếp thị nội dung NHANH và NGAY thôi.

    Dâng tặng GIÁ TRỊ cho khách hàng là ưu tiên hàng đầu khi Bạn làm tiếp thị nội dung. Hãy nhớ rằng, Bạn không chỉ đơn thuần là bày sản phẩm hoặc nhá dịch vụ của mình trước mặt họ thông qua các kênh kỹ thuật số khác nhau. Thay vào đó, Bạn nên hướng dẫn họ qua hành trình mua hàng bằng cách cung cấp nội dung giá trị giúp họ đưa ra quyết định về sản phẩm hay dịch vụ của Bạn.

    Có chiến lược tiếp thị nội dung đúng đắn, Bạn sẽ thuyết phục được họ chọn Bạn, chứ không phải chọn một đối thủ cạnh tranh nào khác.

    Tiếp thị nội dung trong lĩnh vực y tế, phòng khám, phòng nha, phòng mắt

    Hình 02 - Minh họa tiếp thị nội dung trong lĩnh vực y tế, phòng khám, phòng nha, phòng mắt

    Tiếp thị nội dung là thực sự quan trọng đối với bất kỳ khối ngành công nghiệp hay nông nghiệp nào. Nghiên cứu hàng năm của CMI cho thấy tiếp thị nội dung được sử dụng rộng rãi từ các tổ chức hàng đầu thế giới như Microsoft, Cisco Systems và P&G, đến các doanh nghiệp vừa & nhỏ trên toàn cầu.

    Còn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; hay phòng khám, phòng nha, phòng mắt; tiếp thị nội dung là đặc biệt cần thiết, tại sao vậy?

    Điều này là do ... thống kê về số người 'tìm kiếm trực tuyến' thông tin y tế liên tục tăng vọt hàng năm. Từ khi internet ra đời, 'người tiêu dùng chăm sóc sức khỏe' (healthcare consumers) ngày càng ghiền dùng internet để tìm kiếm câu trả lời cho mối bận tâm về sức khỏe của họ và gia đình.

    Theo một nghiên cứu trước đây của Pew Internet & American Life Project, 80% người dùng internet (khoảng 93 triệu người Mỹ) đã tìm kiếm trực tuyến một chủ đề liên quan đến bệnh tật và sức khỏe. Con số ấy đã tăng lên từ con số 62% người dùng internet đã 'nghiên cứu trực tuyến' thông tin y tế vào năm 2001.

    Nghiên cứu cho thấy rằng mọi người đã lên mạng để tìm kiếm các chủ đề liên quan đến sức khỏe (health-related topics) như tình trạng bệnh lý nào đó (specific medical condition), hoặc thủ tục khám chữa bệnh (medical procedure or treatment). Họ cũng tìm kiếm thông tin về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, vitamin, tập thể dục hay giảm cân ...

    Các chủ đề tìm kiếm trực tuyến phổ biến khác bao gồm thuốc OTC [1], phương pháp điều trị thay thế (alternative treatments), bảo hiểm y tế, trầm cảm, căng thẳng hoặc lo lắng; và vị bác sĩ hay bệnh viện nào đó.

    Nghiên cứu của Pew chỉ ra rằng rất nhiều người trưởng thành ngày nay đang chuyển sang tìm kiếm internet cho những vấn đề liên quan đến sức khỏe của chính họ và người thân. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng tìm kiếm các chủ đề liên quan đến sức khỏe là một hoạt động trực tuyến phổ biến của người dùng internet.

    Thị trường luôn có nhu cầu cao về thông tin y tế trực tuyến, nhưng lại không đủ nguồn cung cấp nội dung thông tin y tế đáng tin cậy và chất lượng cao. Cũng có rất nhiều trang web tập trung vào các chủ đề liên quan đến sức khỏe, nhưng chất lượng tổng thể của 'thông tin sức khỏe trực tuyến' vẫn còn thấp và đáng nghi ngờ (tham khảo Consumer Evaluation of the Quality of Online Health Information: Systematic Literature Review of Relevant Criteria and Indicators).

    Điều này có nghĩa là không có lúc nào tốt hơn bây giờ cho các phòng khám y tế sử dụng tiếp thị nội dung. Các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe (healthcare providers) có ý chí, có năng lượng để cải thiện chất lượng nội dung y tế (medical content) đang được truyền bá trực tuyến.

    Bằng cách tạo ra và phân phối thông tin sức khỏe (health information) chính xác và không thiên vị, các vị bác sĩ và chuyên gia ngành y có thể mang lại giá trị đích thực cho người tìm kiếm trực tuyến.

    Bây giờ đến lúc Bạn cần suy ngẫm, tại sao nên đầu tư vào tiếp thị nội dung cho phòng khám của Bạn!

    Lợi ích của content marketing trong lĩnh vực y tế (medical content marketing)

    Hình 03 - Lợi ích của tiếp thị nội dung trong lĩnh vực y tế

    Như là một phần của chiến lược tiếp thị y tế tổng thể (overall medical marketing strategy) của Bạn, tiếp thị nội dung là một cách thiết lập phòng khám hoặc thương hiệu y tế của Bạn như một nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực chuyên môn của Bạn. Và trong một thế giới cạnh tranh cao về chăm sóc sức khỏe, tiếp thị nội dung là điều cần thiết chứ không là một lựa chọn nữa.

    Cho dù Bạn đang điều hành một văn phòng bác sĩ, phòng nha, spa y tế, phòng khám, hoặc bệnh viện; Bạn có thể gặt hái được rất nhiều lợi ích từ việc tiếp thị nội dung. Dưới đây là một số lợi ích khi Bạn làm tiếp thị nội dung, sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho Bạn:

    1. Nó cho phép Bạn mở rộng phạm vi tiếp cận của phòng khám
    Bằng cách gặp gỡ 'trực tuyến' các bệnh nhân hiện tại và bệnh nhân tiềm năng, Bạn có thể tiếp cận nhiều người hơn và tạo ra nhiều khách tiềm năng mới hơn.

    2. Nó giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu
    Cũng như các kênh tiếp thị kỹ thuật số khác, tiếp thị nội dung giúp tăng cường nỗ lực xây dựng thương hiệu của Bạn. Mỗi nội dung chất lượng mà Bạn xuất bản càng giúp lan tỏa thương hiệu Bạn xa và rộng hơn nữa.

    3. Nó giúp bệnh nhân của Bạn quyết định được các vấn đề về sức khỏe
    Bạn có thể tận dụng năng lực chuyên môn và chia sẻ nội dung giáo dục với các bệnh nhân hiện tại và tiềm năng của Bạn. Bạn cũng có thể chia sẻ làm thế nào sản phẩm hoặc dịch vụ của Bạn có thể giúp giải quyết các vấn đề của họ.

    4. Nó giúp xây dựng niềm tin
    Tiếp thị nội dung là DÂNG TẶNG GIÁ TRỊ; bằng cách liên tục đưa ra nội dung có giá trị dưới dạng bài đăng trên blog, bản tin hay video; Bạn sẽ có được sự tin tưởng của những người theo dõi và bệnh nhân của Bạn.

    5. Nó cho phép Bạn tương tác với cộng đồng của Bạn
    Chiến lược tiếp thị nội dung của Bạn có thể bao gồm trả lời các câu hỏi trên các diễn đàn trực tuyến có liên quan chăm sóc sức khỏe như Quora [2]. Bạn cũng có thể tham gia các cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội và để lại nhận xét có ý nghĩa trên các bài đăng của người khác.

    6. Nó chuyển đổi khách truy cập thành khách tiềm năng, và khách tiềm năng thành khách hàng
    Tùy thuộc vào giai đoạn của họ trong hành trình người khám chữa bệnh; những nỗ lực tiếp thị của Bạn có thể hướng dẫn họ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Nội dung của Bạn giúp họ định vị nhu cầu của họ, xác định đúng nỗi đau của họ.

    Các yếu tố (elements) tiếp thị nội dung hiệu quả cho phòng khám của Bạn

    Tiếp thị nội dung nghe có vẻ đơn giản trên lý thuyết, nhưng nó đòi hỏi lập kế hoạch và chiến lược cẩn thận để mang lại kết quả tốt nhất. Đó không phải là khoa học tên lửa (rocket science), nhưng một số chiến dịch tiếp thị nội dung có thể khó thực hiện hơn các chiến dịch tiếp thị khác.

    Đấy là lý do tại sao Bạn cần đầu tư tiền vào nhóm marketing thuê ngoài (third party marketing team) hay nhóm marketing nội bộ (in-house marketing team) để đưa ra một chiến dịch tiếp thị nội dung hiệu quả. Đó cũng là lý tưởng để xác định LOẠI NỘI DUNG NÀO cần tập trung cho tổ chức phòng khám của Bạn.

    Đương nhiên, chiến lược tiếp thị của một bệnh viện lớn sẽ khác với chiến lược của một phòng khám nhỏ. Tất cả tập trung vào ngân sách, tài nguyên và mục tiêu kinh doanh của phòng khám Bạn. Trong tiếp thị chăm sóc sức khỏe (healthcare marketing), không có một chiến lược nào mà dùng chung cho tất cả từ các bệnh viện lớn cho đến các phòng khám nhỏ cả.

     

    Hình 04 - Các chiến lược tiếp thị nội dung cho phòng khám

    Phải nói rằng, đây là những yếu tố phổ biến để tiếp thị nội dung mà các bác sĩ, nha sĩ và các tổ chức y tế có thể tận dụng:

    1 - Blog

    Từ blog dễ dàng xuất hiện trong tâm trí khi chúng ta nói về tiếp thị nội dung. Trước khi phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị video trở thành xu hướng, blog đã từng khá phổ biến đối với người dùng internet.

    Ngày nay, blog vẫn là một công cụ tiếp thị mạnh mẽ cho các thương hiệu và doanh nghiệp dưới mọi hình thức. Và nếu Bạn đang tiếp thị cho các phòng khám y tế, có nhiều cách khác nhau để sử dụng nội dung blog.

    Ví dụ, Bạn có thể làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm phổ biến xung quanh chuyên môn của Bạn. Bạn cũng có thể giải tỏa các mối quan tâm thông thường của bệnh nhân trong lĩnh vực của Bạn; hoặc chia sẻ những câu chuyện thú vị về phòng khám tư nhân, về đội ngũ bác sĩ của Bạn.

    Lưu ý: Nội dung blog của Bạn phải đáng tin cậy, có thẩm quyền và tuân thủ HIPAA [3]. Ngoài ra, tốt nhất là xuất bản nội dung nhất quán để cải thiện khả năng đọc - xem trực tuyến trên blog của Bạn.

    2 - Infographics

    Infographics được sử dụng rộng rãi và chia sẻ nội dung vì sự hấp dẫn trực quan và định dạng dễ hiểu (easy-to-digest format) của chúng. Không giống như các bài viết dài, infographics có thể truyền đạt thông điệp của Bạn một cách hiệu quả bằng từ ngữ và câu ngắn gọn.

    Infographics rất tuyệt để chia sẻ và quảng bá nội dung y tế có thể chứa các thuật ngữ phức tạp, là nhờ định dạng của nó làm thông tin dễ hiểu cho người đọc.

    3 - Website

    Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe dù lớn hay nhỏ đều cần một trang web được thiết kế tốt và tối ưu hóa SEO, để xây dựng thương hiệu và làm healthcare marketing. Những bệnh nhân tương lai chỉ lần đầu tiên nghe về phòng khám của Bạn, cũng có thể tìm kiếm trực tuyến ra tên của Bạn. Điều quan trọng là trang web của Bạn phải 'responsive' và thân thiện với thiết bị di động, để thu hút khách truy cập, để giữ họ lâu hơn trên trang web, để chuyển đổi họ thành người mua (người khám chữa bệnh thật sự).

    Áp dụng tốt nhất SEO và SEM cho website phòng khám cũng rất quan trọng để trang web của Bạn cạnh tranh với vô số các trang web khác có cùng từ khóa, cùng dịch vụ như Bạn. Để làm điều này, Bạn hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của các chuyên gia SEO chuyên nghiệp, những người hiểu biết về việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

    4 - Truyền thông xã hội (social media)

    Ngày nay, hầu hết mọi người đều tham gia mạng xã hội. Ngay cả các chuyên gia bận rộn như bác sĩ và nha sĩ cũng thấy mạng xã hội là cần thiết mà họ phải tham gia, để thiết lập sự hiện diện trên mạng xã hội, để mở rộng phạm vi và cơ sở bệnh nhân (patient base) của họ.

    Có nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau để tiếp thị các dịch vụ y tế của Bạn, như Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn. Sẽ là phi thực tế và tốn thời gian nếu Bạn hiện diện trong mọi mạng xã hội. Vì vậy, xác định những mạng nào phù hợp nhất với Bạn, những mạng nào đã là địa bàn của đối thủ cạnh tranh để Bạn cố gắng tiếp thị nội dung nhiều hơn họ khi Bạn sử dụng chúng.

    Với tiếp thị truyền thông xã hội, Bạn có thể kết nối với khán giả của mình, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tham gia với các bác sĩ khác trong lĩnh vực chuyên môn của Bạn. Bằng cách chia sẻ nội dung từ trang web của Bạn đến các kênh mạng xã hội khác, Bạn sẽ đưa lưu lượng truy cập (traffic) trở lại trang web, làm thúc đẩy SEO (boosting SEO) cho web Bạn.

    5 - Nội dung video (video content)

    Video là một loại nội dung quá phổ biến trong những năm gần đây. Dựa trên một nghiên cứu của HubSpot năm 2018, trên 50% người tiêu dùng nói rằng họ muốn xem video từ các thương hiệu mà họ đang tương tác. Và trong khi nhiều người thích xem nội dung hài hước và giải trí (funny and entertaining content), 61% người tiêu dùng muốn xem nội dung giáo dục (educational content) từ video trên mạng xã hội.

    Ngoài ra, các nghiên cứu mới cho thấy trong năm 2019, 80% lưu lượng truy cập internet của người tiêu dùng nói chung là xem videos.

    Những thống kê này giải thích tại sao video biến thành một chiến lược nội dung (content strategy) không thể thiếu cho tiếp thị y tế (medical marketing). Nó giúp phòng khám tư nhân thu hút bệnh nhân tiềm năng (patient leads) và bệnh nhân mới (patient customers), giúp tăng cường chuyển đổi và cải thiện ROI.

    Trong môi trường chăm sóc sức khỏe (healthcare space), video thường được dùng để chia sẻ lời chứng thực hay cuộc phỏng vấn (testimonials or interviews) của khách hàng với các chuyên gia y tế; để chia sẻ nội dung giáo dục trong một lĩnh vực cụ thể, như sức khỏe răng miệng. Bạn có thể xuất bản các video liên quan sức khỏe lên YouTube, Facebook hoặc các kênh mạng xã hội khác; cũng như lên web Bạn và trong các chiến dịch email.

    Bạn có thể xem thêm một bài viết liên quan khác cũng của StepForth Blog tại đây: Top Medical Marketing and Media Strategies for Healthcare Providers

    Phát triển chiến lược 'tiếp thị nội dung' cho phòng khám của Bạn

    Phát triển chiến lược tiếp thị nội dung của Bạn

    Hình 05 - Làm sao phát triển chiến lược tiếp thị nội dung cho phòng khám của Bạn? Hãy dùng mô hình phễu tiếp thị nội dung ...

    Phễu phòng khám (medical practice sales funnel) / Phễu tiếp thị nội dung (content marketing funnel)

    Phát triển chiến lược nội dung (content strategy) cho phòng khám của Bạn đòi hỏi Bạn phải (1) hiểu rõ đối tượng của mình và (2) giai đoạn hiện tại của họ trong cái phễu phòng khám (medical practice sales funnel), hay còn gọi là cái phễu tiếp thị nội dung (content marketing funnel). Phễu phòng khám / phễu tiếp thị nội dung này bao gồm ba giai đoạn chính: Nhận thức (awareness), Đánh giá (evaluation / consideration), Chuyển đổi (conversion / purchase / buy).

    Nếu không có sự hiểu biết thấu đáo về đối tượng của Bạn, thì sẽ mất kết nối giữa họ với phòng khám của Bạn. Ví dụ, một spa chăm sóc sức khỏe phục vụ một thị trường khác với thị trường của một bác sĩ phòng khám. Vì thế, sẽ không giống nhau, khi spa đã tiếp thị đến giai đoạn Chuyển đổi một bệnh nhân, trong khi phòng khám Bạn chỉ đang trong giai đoạn Nhận thức thương hiệu y tế của Bạn mà thôi.

    Bây giờ giả sử Bạn đã biết rõ đối tượng của mình, Bạn đã có thể tạo ra một chiến lược để đạt được các mục tiêu 'tiếp thị nội dung' của mình. Bạn hãy kiểm tra các mẹo (chữ màu đỏ dưới đây) về cách phát triển chiến lược nội dung của Bạn trong các giai đoạn khác nhau (của phễu) trong hành trình của người mua hàng (tức là bệnh nhân của Bạn).

    Giai đoạn 1: Nhận thức - Awareness

    Trong giai đoạn này của phễu tiếp thị nội dung, mọi người vẫn chưa tương tác với văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện của Bạn. Đây là nơi Bạn cần thu hút sự chú ý của bệnh nhân tiềm năng và cung cấp cho họ giá trị của dịch vụ phòng khám của Bạn.

    Hãy lưu ý rằng mục tiêu của Bạn ở đây là tạo ra nhận thức và không bán trả trước. Bạn phải xây dựng niềm tin với họ trước khi khuyến khích họ mua. Thay vì lôi kéo họ bằng nội dung mang tính chất quảng cáo, Bạn phải đưa ra giá trị bằng cách cung cấp nội dung giáo dục có thể giúp giải quyết nhu cầu của họ.

    Trong tiếp thị chăm sóc sức khỏe, một số loại nội dung phổ biến hoạt động trong giai đoạn phễu này là các bài đăng trên bloghội thảo trên web (webinars), video hướng dẫn (how-to videos), sách trắng (whitepapers)sách điện tử, cũng như các bài đăng trên mạng xã hội.

    Giai đoạn 2: Đánh giá - Evaluation/Consideration

    Đây là bước tiếp theo mà bệnh nhân tương lai của Bạn thực hiện. Đó là giai đoạn mà họ đang cân nhắc đến thăm phòng khám, bệnh viện hoặc spa y tế của Bạn nhưng vẫn cần một lý do thuyết phục để họ đặt lịch hẹn với Bạn. 

    Đối với hầu hết các nhà tiếp thị, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong hành trình của người mua. Do đó, Bạn cần đầu tư vào nội dung để thể hiện chuyên môn y tế của Bạncung cấp những lợi ích mà bệnh nhân tương lai của Bạn có thể nhận được từ việc sử dụng dịch vụ của Bạn.

    Trong giai đoạn này, các bài đăng trên blog chuyên sâu, sách trắng (whitepapers)case studies, các phiên hỏi / đáp với bác sĩ, và lời chứng thực của bệnh nhân là những hình thức tiếp thị nội dung hiệu quả nhất.

    Giai đoạn 3: Chuyển đổi - Conversion/Purchase/Buy

    Bây giờ bệnh nhân tiềm năng của Bạn có nhiều khả năng sẽ là bệnh nhân mới của Bạn. Đây là giai đoạn mà họ đã thừa nhận giá trị của dịch vụ phòng khám của Bạn và đang quyết định có nên sắp xếp cuộc hẹn đầu tiên hay không.

    Trong giai đoạn này, Bạn có thể nêu bật những lợi ích mà phòng khám hoặc bệnh viện của Bạn cung cấpĐiều gì làm cho dịch vụ của Bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranhNhững bệnh nhân trung thành yêu thích gì về phòng khám của Bạn?

    Tại đây Bạn có thể giới thiệu lời chứng thực của bệnh nhân khách hàng lên trang web, lên landing page và đưa vào các chiến dịch email. Bạn có thể tận dụng các đánh giá trực tuyến hiện có của mình để tạo niềm tin với các khách tiềm năng (patient leads) của mình. 

    Bạn cũng có thể cho dùng thử miễn phí hoặc tư vấn miễn phí cho bệnh nhân mới. Nếu Bạn đang giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, Bạn có thể lôi kéo họ bằng giảm giá và phiếu giảm giá (discounts and coupons). Điều quan trọng nhất ở đây là Bạn mang lại giá trị cho 'bệnh nhân tiềm năng' đồng thời giữ chân 'bệnh nhân khách hàng hiện tại' của Bạn trung thành với phòng khám của Bạn.

    Lời kết

    Tiếp thị nội dung là không thể thiếu để điều hành và phát triển phòng khám hoặc tổ chức chăm sóc sức khỏe của Bạn. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; bao gồm spa y tế, phòng khám, phòng nha, phòng mắt, phòng khám chỉnh hình v.v... không thể dựa vào các hình thức tiếp thị truyền thống hay quảng cáo truyền miệng được nữa.

    Kỹ thuật số là con đường mà tiếp thị y tế phải đi. Biết được các phương pháp tốt nhất để tiếp thị nội dung cho phòng khám của Bạn là rất quan trọng cho phòng khám phát triển bền vững, bất kể phòng khám của Bạn có quy mô lớn - vừa - hay nhỏ.

    Tuy nhiên, thoạt đầu Bạn có thể bị choáng ngộp khi bắt tay xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp với thương hiệu phòng khám của Bạn. Vạn sự khởi đầu nan, và có rất nhiều thứ Bạn phải cân nhắc để thực hiện.

    "Khởi đầu nan" vì ngành chăm sóc sức khỏe là một ngành vô cùng bận bịu, các bác sĩ phải chiến đấu để đáp ứng các yêu cầu của bệnh nhân; giờ lại gánh thêm chiến lược tiếp thị nội dung này nữa. Quá trình tạo và phân phối nội dung tốn rất nhiều thời gian và công sức, trong trường hợp này, tốt nhất là Bạn nên làm việc với các chuyên gia tiếp thị lành nghề, những người có thể "giải nan" và giảm bớt gánh nặng cho Bạn. Phương án này là Bạn phải nhờ đến đội ngũ tiếp thị bên ngoài rồi.

    VietMis cũng có một phương án "giải nan" khác dành cho quý Bạn bác sĩ muốn làm 'content marketing' nói riêng hay 'healthcare marketing' nói chung cho phòng khám của mình. VietMis mời Bạn tìm hiểu và theo đuổi các chương trình 'VỪA ĐỌC - VỪA LÀM' của VietMis Học Viện, Bạn có thể theo một trong các chương trình Bác Sĩ Bốn Chấm Một, Bác Sĩ Bốn Chấm HaiMedical Practice Marketing One hay Medical Practice Marketing Two có đính kèm bên dưới bài viết này. Phương án của VietMis là Bạn tự xây dựng đội ngũ tiếp thị nội bộ cho chính phòng khám của mình đấy.

    Tiếp thị y tế nói chung cần có sự hỗ trợ của đội ngũ tiếp thị nội bộ (in-house marketing team) hoặc đội ngũ tiếp thị thuê ngoài (outsourced marketing team). Điều quan trọng là Bạn biết những điều cơ bản, sau đó Bạn có thể ủy thác các công việc tiếp thị phức tạp cho các nhà tiếp thị thuê ngoài, hoặc là Bạn follows VietMis Học Viện để tự làm và tự xây dựng đội ngũ tiếp thị nội bộ của riêng phòng khám Bạn.

    Thời 4.0 là thời phòng khám phải tự khám chữa bệnh tiếp thị nội dung cho chính mình; một bài viết quá hay, quá xuất sắc phải không nào. Cám ơn StepForth Blog đã giúp VietMis thăng hoa để viết nên bài viết này, một bài viết không thể là VÔ CÙNG & TẤT CẢ, nhưng có thể là MỘT NƠI ĐỂ BẮT ĐẦU. Nơi ấy, có một phòng khám, của một vị bác sĩ, bắt đầu bừng sáng về tiếp thị nội dung, bắt đầu theo đuổi con đường healthcare marketing cho phòng khám thời bốn chấm.

    Tài liệu tham khảo

    Ghi chú

    [1]. Thuốc OTC là thuốc không kê toa, là thuốc được bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà không có toa thuốc của bác sĩ; trái ngược với thuốc theo toa, chỉ có thể được bán cho người tiêu dùng khi có toa thuốc bác sĩ hợp lệ.

    [2]. Quora là một trang web hỏi đáp (Q&A) được cộng đồng người sử dụng tạo lập, trả lời, và biên tập. Quora tập hợp các câu hỏi và câu trả lời cho các chủ đề phát sinh trong cuộc sống hay công việc hàng ngày. Người dùng có thể hợp tác bằng cách chỉnh sửa câu hỏi và gợi ý chỉnh sửa câu trả lời của người dùng khác.

    [3]. HIPAA là viết tắt của federal Health Insurance Portability and Accountability Act, Là một đạo luật do chính phủ liên bang Hoa Kỳ ban hành nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người bệnh cũng như người hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế.

    NHỮNG CON ĐƯỜNG (ROADMAPS) ĐI QUA BÀI VIẾT NÀY

    Những Bài Viết Tuyệt Đỉnh - Roadmap - VietMis Blog

    Những bài viết điểm A mới nhất - Những bài viết tuyệt đỉnh vượt thời gian

    Những bài viết tuyệt đỉnh về công nghệ 4.0

    Bài viết liên quan

    VietMis
    CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

    Chủ Quản

    • Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin Thông Minh
    • Địa chỉ: 231/41 Nguyễn Duy Dương P.4 Q.10 Tp.HCM
    • Ngân hàng ACB: Số TK 95145919 - Chi nhánh Điện Biên Phủ
    • Tổng giám đốc: Nguyễn Hồng Chương
    • Giấy phép thành lập công ty số 0310576146, do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 12/01/2011
    Thời 4.0 là thời Phòng Khám phải tự khám chữa bệnh Tiếp Thị Nội Dung cho chính mìnhRating: 5 out of 1015263.

    Phần mềm quản lý kinh doanh dịch vụ, đa ngành nghề - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý bán hàng - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý trường lớp, trung tâm dạy kèm - VietMis eBiz Kinh Doanh Lớp Học