Vài năm trở lại đây đã chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong lĩnh vực marketing. Internet đã dẫn đến việc truy cập thông tin dễ dàng hơn cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp online.
Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng Internet cho tất cả mọi thứ, bao gồm cả việc nghiên cứu ... sức khỏe của chính họ. Các bệnh nhân tương lai của Bạn sẽ tìm thấy phòng khám chữa bệnh từ xa của Bạn bằng cách tìm kiếm online hoặc thông qua các kênh online khác.
Hình 01 - 10 mẹo healthcare marketing hàng đầu cho phòng khám [hình ảnh của GMR Web Team]
Cũng không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các xu hướng healthcare marketing mới nổi là các nền tảng online trong không gian số. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giới bác sĩ và phòng khám, nên tận dụng các nền tảng online về healthcare marketing này để tiếp cận khách hàng nhé.
Dưới đây là mười mẹo tiếp thị hàng đầu mà mọi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên áp dụng từ năm 2021.
Mẹo 1. Tiếp thị nội dung cho phòng khám
Hình 02 - Tiếp thị nội dung cho phòng khám [hình ảnh của truenorthcustom.com]
Nếu Bạn đã có một website phòng khám, Bạn nên làm cho nó hoạt động thật hiệu quả. Đã qua lâu rồi những ngày mà website được tạo ra chỉ để liệt kê thông tin liên hệ của phòng khám Bạn. Các website ngày nay cần cung cấp nhiều hơn những điều cơ bản để tiếp thị phòng khám của Bạn một cách hiệu quả. Điều này có thể thực hiện được thông qua tiếp thị nội dung, nó sử dụng tất cả các dạng nội dung phong phú, chẳng hạn như nội dung trực quan, video và âm thanh.
Các bệnh nhân tiềm năng của Bạn đang tìm kiếm online thông tin về Bạn, sức khỏe của họ, và nhiều thông tin khác. Google tuyên bố rằng những bệnh nhân có book lịch hẹn khám sức khỏe thì số lượt tìm kiếm của họ nhiều hơn gấp 3 lần so với những người không book. Những bệnh nhân này đã so sánh & đánh giá nhiều nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trước khi họ đi đến quyết định và chọn phòng khám phù hợp.
Do đó, Bạn phải cung cấp cho bệnh nhân những thông tin thật hữu ích mà họ 'vất vả' tìm kiếm. Khảo sát bệnh nhân của Bạn về các vấn đề mà họ gặp phải và tạo phần FAQs kèm theo câu trả lời. Tiếp thị nội dung có thể nâng cao khả năng tạo khách hàng tiềm năng cho Bạn, định vị phòng khám Bạn như một nguồn thông tin sức khỏe đáng tin cậy, như một nam châm thu hút sự chú ý của khách hàng & bệnh nhân tiềm năng.
Mẹo 2. Online video cho phòng khám
Hình 03 - Online video cho phòng khám
Giống như năm 2020, video marketing sẽ tiếp tục là kênh tốt nhất để quảng bá phòng khám của Bạn bằng cách cung cấp những thông tin có giá trị cho những bệnh nhân trong tương lai. Bạn hãy tạo nội dung cho các online video giàu thông tin về các chủ đề chăm sóc sức khỏe mà khách hàng Bạn đang tìm kiếm.
Với sự phổ biến và ngày càng tăng mạnh của nội dung video, YouTube đã thực sự trở thành công cụ tìm kiếm lớn thứ hai; YouTube lớn hơn Bing, Yahoo và AOL cộng lại vì lượng tìm kiếm của nó đã vượt qua 4 tỷ lượt tìm kiếm trong mỗi tháng. Bạn nên thiết lập kênh YouTube cho phòng khám của mình nhé.
Ngoài ra, Bạn nên phân phối video thông qua các kênh khác mà khán giả của Bạn yêu thích, như Facebook, cũng có thể cực kỳ có giá trị cho việc tiếp thị phòng khám của Bạn đấy.
Mẹo 3. Viết blog cho phòng khám
Hình 04 - Viết blog cho phòng khám
Vâng, viết blog là điều nên làm trong năm 2020 và nhiều năm sau nữa. Có các bài đăng online được tối ưu hóa SEO trên website của Bạn là rất quan trọng để cải thiện thứ hạng trên Google, do đó mang lại nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên mà Bạn không phải trả tiền. Thông qua việc viết blog, Bạn cũng có thể giúp khách hàng biết thêm về mình, từ đó xây dựng lượng khách hàng bệnh nhân trung thành cho phòng khám của Bạn.
Ngoài việc viết blog trên website của Bạn, 'nỗ lực sáng tạo nội dung' của Bạn cũng nên vượt ra ngoài lãnh địa của website & blog. Bạn thậm chí có thể đăng nội dung gốc trên các nền tảng xã hội như LinkedIn, Facebook, hoặc Instagram hay Twitter nữa nhé.
Mẹo 4. Podcasting cho phòng khám
Hình 05 - Podcasting cho phòng khám
Podcasting [1] đang là một công cụ tiếp thị online mạnh mẽ cho các bác sĩ và phòng khám đấy. Khi được thực hiện đúng, các kênh tiếp thị sẽ không chỉ giúp xây dựng nhận thức về thương hiệu, mà còn tạo dựng là một nguồn lớn khách hàng tiềm năng được giới thiệu.
Bạn có thể thể hiện mình là người dẫn đầu trong lĩnh vực chuyên môn của mình bằng cách host các podcasts của riêng Bạn. Trong các podcasts, hãy đảm bảo Bạn cung cấp nội dung phù hợp với bệnh nhân hoặc khán giả mục tiêu của mình nhé.
Mẹo 5. Tiếp thị mạng xã hội cho phòng khám
Hình 06 - Tiếp thị mạng xã hội cho phòng khám
Mạng xã hội đã đang 'tiếm quyền' của ngành tiếp thị trực tiếp (direct marketing [2]) đấy. Các nền tảng mạng xã hội hàng đầu hiện nay như Facebook, Twitter và YouTube giúp mọi doanh nghiệp / phòng khám có cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khán giả mới, với chi phí chỉ bằng một phần chi phí của tiếp thị trực tiếp mà thôi.
Theo Pew Research Center (Trung tâm Nghiên cứu Pew), 80% người dùng internet đang tìm kiếm thông tin sức khỏe trên mạng xã hội, và gần một nửa trong số đó đang tìm kiếm thông tin về một bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia y tế cụ thể. Vì vậy, Bạn phải tận dụng các trang mạng xã hội để tạo ra các khách hàng tiềm năng cho phòng khám của mình. Các nền tảng này có các thuật toán nhắm mục tiêu (targeting) và nhắm mục tiêu lại (retargeting) mạnh mẽ để lèo lái các chiến dịch healthcare marketing của Bạn tiếp cận đúng người đấy.
Mẹo 6. Local SEO & Google Maps Listings cho phòng khám
Hình 07 - Local SEO và Google Maps listings cũng là một mẹo mà phòng khám cần lưu ý
Theo Google, về Health Topics, hơn 56% tìm kiếm đang di chuyển (on-the-go searches) là có ý định tìm kiếm trong một khu vực hay một địa phương (local). Đây là loại tìm kiếm mà mọi phòng khám tại địa phương nên theo đuổi.
Để phòng khám của Bạn được lên danh sách nổi bật trên Google Maps là một cách chắc chắn để có được nhiều khách hàng bệnh nhân mới. Điều này đặc biệt đúng ngày nay khi ngày càng có nhiều người sử dụng thiết bị di động của họ để tìm kiếm, để xác định vị trí tại một địa phương. Cả Android Auto và Apple CarPlay đều sử dụng các danh sách này để giới thiệu doanh nghiệp / phòng khám cho những người tìm kiếm, để họ có thể tìm đến ngay ... trước cửa phòng khám của Bạn. Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo theo khu vực của Facebook (Facebook area-specific ads) và gắn thẻ vị trí địa lý trên Instagram (geotagging locations on Instagram) để nhận được lưu lượng truy cập địa phương lớn (valuable local traffic) đổ về phòng khám của Bạn.
Mẹo 7. Book lịch hẹn online với phòng khám
Hình 08 - Việc book lịch hẹn phòng khám 'sao thật online' cũng là một mẹo healthcare marketing mà phòng khám cần lưu ý
Theo truyền thống, bệnh nhân phải gọi điện thoại để book lịch hẹn tại một phòng khám. Tuy nhiên, để luôn dẫn đầu thì Bạn phải thật khác biệt; ít nhất là giúp bệnh nhân của Bạn đỡ đau đớn vì chờ các thủ tục đặt phòng khám, nó vừa thủ công vừa chờ đợi dài lâu. Có một cách là Bạn nên dùng một nền tảng book lịch hẹn online (online booking platform) cho thật tiện lợi, thật trực quan.
Book lịch hẹn online, một nền tảng giúp phòng khám Bạn và khách hàng bệnh nhân tự lên lịch (self-scheduling), sẽ 'vẽ đường' cho nhiều khách hàng bệnh nhân mới đến với phòng khám của Bạn, chỉ vì họ thích sự thuận tiện, nhanh gọn lẹ, và tính minh bạch của quy trình booking đấy.
Mẹo 8. Áp dụng phân tích dữ liệu lớn cho phòng khám
Hình 09 - Phòng khám nhỏ cũng cần phân tích dữ liệu lớn đấy! [hình ảnh của Hidden Brains]
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics) là một trong những trụ cột quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nó ảnh hưởng như thế nào đến cả ngành healthcare marketing nói chung? Nó ảnh hưởng gì đến phòng khám nhỏ của Bạn nói riêng?
Chỉ những doanh nghiệp nào biết phân tích dữ liệu lớn thì mới có thể hiểu tốt hơn về thị trường mục tiêu (target markets) của chính họ. Thực sự, chính các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (như bác sĩ, phòng khám, như Bạn) mới là những người khai thác lượng dữ liệu khách hàng bệnh nhân khổng lồ này. Dữ liệu khách hàng bệnh nhân này phải được sử dụng trong miền ranh giới đạo đức (ethical boundaries) chỉ để tìm hiểu bệnh của bệnh nhân; chỉ để cho phòng khám Bạn biết nên chuẩn bị các dịch vụ y tế gì vào năm 2021 và những năm sau đó.
Mẹo 9. Tiếp thị liên kết & Các lời giới thiệu của bệnh nhân
Hình 10 - Tiếp thị liên kết và các lời giới thiệu của bệnh nhân
Giới thiệu (Referrals) không phải là một chiến lược mới mẻ gì trong việc thu hút khách hàng bệnh nhân. Tuy nhiên, có những cách referrals mới, như tiếp thị liên kết (affiliate marketing [3]) và các lời giới thiệu của bệnh nhân (patient referrals), mà Bạn nên dùng. Tập trung vào mối quan hệ của Bạn và tiếp cận với các bác sĩ trong khu vực (của Bạn), vì họ là nguồn giới thiệu lớn nhất cho phòng khám chuyên nghiệp của Bạn đấy.
Hơn nữa, tùy thuộc vào dịch vụ hoặc sản phẩm (chăm sóc sức khỏe) mà Bạn cung cấp, Bạn có thể đưa ra chương trình khuyến mãi cho người giới thiệu bệnh nhân mới (incentive-based patient referral program) như một phần cho kế hoạch tiếp thị phòng khám của Bạn.
Mẹo 10. Tiếp thị phòng khám dựa trên các xu hướng mới
Hình 11 - Tiếp thị phòng khám dựa trên các xu hướng mới [hình ảnh của intrepy.com]
Healthcare marketing luôn thay đổi liên tục, và Bạn phải luôn tìm khách hàng bệnh nhân mới bằng cách sử dụng các nền tảng mới nổi khác nhau. Chìa khóa là khả năng đọc các xu hướng mới và tận dụng nền tảng mới nổi của chúng để mang lại thành công cho Bạn.
Các xu hướng sức khỏe mới, chẳng hạn như liệu pháp sức khỏe & ăn kiêng (wellness and diet-based therapy) khá rầm rộ ngày nay, là cơ hội marketing tuyệt vời cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực 'ăn kiêng' này. Bạn nên tổ chức các hội thảo web về sức khỏe (wellness webinars), tổ chức các chương trình chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc (workplace wellness programs); thì sẽ giúp phòng khám của Bạn được công chúng biết đến, và cuối cùng sẽ mang lại lợi nhuận cho phòng khám của Bạn.
Lời kết
Dưới tác động của telemedicine, năm 2021 chắc là năm giới bác sĩ và phòng khám Việt Nam bắt đầu quan tâm về thiết kế website và healthcare marketing cho phòng khám ...
VietMis, ngoài sản phẩm SaaS Phần mềm eHealth Phòng Khám - cho thuê phần mềm để quản lý phòng khám đa khoa và chuyên khoa, Chúng tôi còn là nhà Thiết Kế & Xây Dựng Website uy tín hàng đầu, Chúng tôi cũng như giới marketers đã đang nghiên cứu để nắm vững nghệ thuật và khoa học của Healthcare Marketing nữa ...
Quý Bạn, giới bác sĩ và phòng khám Việt Nam, hãy đọc và tìm hiểu về VietMis chúng tôi; để cùng dấn thân, cùng hợp tác từ năm 2021 và những năm tiếp theo nhé. Good lucks to All!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GHI CHÚ
- [1] Podcast: là một từ ghép của hai từ "iPod" và "broadcast". Podcast là một chương trình âm thanh (chương trình radio), thường là một chủ đề sức khỏe bao gồm nhiều tập được xuất bản liên tục, định kỳ. Bạn tạo ra và tải podcast lên website/app, khách hàng bệnh nhân có thể nghe trên website/app của Bạn. Họ cũng có thể tải về để nghe podcast qua các thiết bị như iPhone, iPod, iPad, thiết bị Android ...
- [2] Direct marketing, Tiếp thị trực tiếp: Tiếp thị trực tiếp có các hình thức sau đây: tiếp thị trực tiếp qua thư (direct mail), tiếp thị thư điện tử (email marketing), tiếp thị tận nhà (door to door leaflet marketing), quảng cáo có hồi đáp trên tivi (direct response television marketing), bán hàng qua điện thoại (telemarketing), phiếu thưởng hiện vật (couponing), bán hàng trực tiếp (direct selling), chiến dịch tích hợp (integrated campaigns) ...
- [3] Affiliate marketing, Tiếp thị liên kết: là một hình thức internet marketing, trong đó một Publisher (nhà sản xuất, nhà cung cấp) sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều Advertiser (người giới thiệu bán hàng); Advertiser được hưởng hoa hồng thông qua kết quả mà họ giới thiệu như số lượng truy cập đường link, hay doanh số bán hàng theo các đơn hàng, hoặc mức độ thành công của hợp đồng.