Tìm kiếm:

Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Mục lục bài viết

    Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc với các đối tác là doanh nghiệp, SME, phòng mạch, phòng khám, VietMis hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá trong nội bộ doanh nghiệp của Bạn, những yếu tố nào đang hoạt động hiệu quả, và những yếu tố nào chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

    Trong kinh doanh, Bạn không thể đoán trước được bất cứ điều gì và Bạn phải chấp nhận một sự thật là thị trường sẽ luôn thay đổi. Do đó, ở vị trí điều hành doanh nghiệp, Bạn cần liên tục đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt được những yếu tố nào đang hoạt động hiệu quả và những gì thiếu hiệu quả.

    Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh cần phân tích một số điều kiện sau:

    1. Xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp

    Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng …)

    Điều đầu tiên Bạn cần quan tâm khi đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đó chính là xem xét hiện tại doanh nghiệp đang tạo ra bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Tiền là yếu tố rất quan trọng khi Bạn điều hành một doanh nghiệp. Không có nó doanh nghiệp của Bạn sẽ không thể vận hành. Bạn cần phải đảm bảo được dòng tiền lưu thông tốt nhất trong doanh nghiệp của Bạn.

    Ba báo cáo tài chính chính Bạn có thể sử dụng với doanh nghiệp nhỏ & vừa SME là: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

    + Các báo cáo kết quả kinh doanh đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp của Bạn trong một khoảng thời gian nhất định bằng cách thể hiện lợi nhuận hoặc số tiền lỗ của doanh nghiệp.

    + Bảng cân đối kế toán cho thấy tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, đo lường số tiền Bạn đang sở hữu và số tiền Bạn đang nợ.

    + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy tiền mặt thanh khoản tại doanh nghiệp của Bạn như thế nào.

    Do đó, đo lường hiệu quả kinh doanh có nghĩa là kiểm tra hoạt động dòng tiền tại doanh nghiệp của Bạn như thế nào. Nếu Bạn muốn biết doanh nghiệp của Bạn lời lỗ như thế nào, hãy xem các báo cáo tài chính.

    2. Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng

    Một thước đo quan trọng của sự thành công trong kinh doanh đó chính là sự hài lòng của khách hàng. Nếu khách hàng không hài lòng sau khi mua sản phẩm từ doanh nghiệp của Bạn, rất có thể họ sẽ không tiếp tục mua sản phẩm do doanh nghiệp Bạn cung cấp trong những lần sau. Ngược lại, nếu họ hài lòng, Bạn sẽ giữ chân được họ cho các lần mua hàng tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc Bạn có thêm khách hàng trung thành và tăng thêm doanh thu mà không cần phải tốn thêm chi phí quảng cáo để tìm kiếm những khách hàng mới.

    Doanh nghiệp Bạn cần thường xuyên thu thập và xem các đánh giá đến từ khách hàng đồng thời đảm bảo rằng khách hàng của Bạn luôn hài lòng với dịch vụ mà doanh nghiệp Bạn đang cung cấp. Bằng cách đó, những khách hàng khác sẽ biết những gì mọi người đang thật sự nói về dịch vụ, sản phẩm của Bạn.

    Khách hàng giúp doanh nghiệp Bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng giúp Bạn hiểu hơn về nhu cầu của họ và Bạn cần tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ bằng cách lắng nghe họ nhiều hơn. Doanh nghiệp có thể thêm hoặc tùy chỉnh các tính năng của phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.



    3. Số lượng khách hàng mới trung bình

    Số lượng khách hàng mới gia tăng là một cách tuyệt vời để đo lường được sự thành công của doanh nghiệp đồng thời dự đoán được sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì với một số lượng khách hàng cố định, có thể Bạn cần phải khởi động một chiến lược marketing để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

    Nếu những người mua hàng từ doanh nghiệp của Bạn là khách hàng hiện tại, hãy phát triển danh sách khách hàng với địa chỉ email, số điện thoại của họ để tiện theo dõi lịch sử khách hàng. Bằng cách đó, Bạn có thể dễ dàng kiểm tra được số lượng khách hàng mới hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

    Đánh giá trung bình có bao nhiêu khách hàng Bạn nhận được từ mỗi hoạt động thúc đẩy kinh doanh mới, ví dụ như ra mắt thêm sản phẩm mới hoặc tăng cường nỗ lực marketing cho doanh nghiệp. Bằng cách xác định số khách hàng mới trung bình của doanh nghiệp thường xuyên, Bạn có thể đo lường mức độ thành công của doanh nghiệp khi thu hút thêm được một số lượng khách hàng mới này.

    4. Đánh giá hiệu suất làm việc

    Chúng ta không thể không nhắc đến nhân viên. Nhân viên luôn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp - không có họ, Bạn sẽ khó có thể điều hành và phát triển được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Một cách khác để đo lường thành công trong kinh doanh là thông qua việc đánh giá hiệu suất làm việc để xem nhân viên của Bạn đang làm việc hiệu quả như thế nào.

    Bạn có thể tiến hành đánh giá hiệu suất hai lần một năm (6 tháng một lần). Việc đánh giá này giúp Bạn thấy được mức độ hạnh phúc của nhân viên đối với công việc, cũng như họ hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả như thế nào. Đánh giá hiệu suất giúp nhân viên thấy những gì họ cần cải thiện đồng thời giúp Bạn hiểu rõ hơn về khối lượng công việc của họ.



    5. Luôn cập nhật thông tin thị trường

    Bạn cần biết thị trường đang hoạt động như thế nào để đo lường sự thành công của chính doanh nghiệp của Bạn, liên tục cập nhật thông tin của các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Nếu cả doanh nghiệp Bạn và đối thủ cạnh tranh đều không hoạt động tốt, có thể là do thị trường đang có xu thế bão hòa.

    Đừng thất vọng nếu lợi nhuận doanh nghiệp của Bạn giảm. Điều này có thể là kết quả chung của thị trường quốc gia và nó nằm ngoài tầm kiểm soát của Bạn. Tuy nhiên, lợi nhuận giảm có thể sẽ là thời điểm tốt để Bạn giới thiệu sản phẩm mới nếu nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của Bạn đang có dấu hiệu bị trì hoãn.

    6. Đánh giá những kỳ vọng của riêng Bạn

    Bạn cảm thấy thế nào về sự thành công hiện tại của Doanh nghiệp Bạn?

    Bạn có thể không nghĩ về nó nhưng đánh giá hạnh phúc của riêng Bạn là rất quan trọng khi đo lường thành công của việc kinh doanh tại doanh nghiệp Bạn đang làm chủ.

    “Khi tôi đo lường thành công của doanh nghiệp, tôi cố gắng xem xét đến cả cảm xúc và nhận thức của bản thân. Làm thế nào để tôi thấy được việc kinh doanh vẫn đang vận hành ổn định? Tôi biết những con số nào là tốt, nhưng chúng đã đạt được những kỳ vọng như tôi mong muốn hay chưa? Hãy chắc chắn rằng Bạn hài lòng với sự tiến bộ của mình và của doanh nghiệp để đem đến sự thành công toàn diện.”

    Lời kết

    Đánh giá hiệu quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu trong các phần mềm quản lý kinh doanh & đầu tư của VietMis.

    Doanh nghiệp Bạn cho dù đang hoạt động trong Khối Bán Hàng (bán sỉ, bán lẻ, siêu thị, cửa hàng, thời trang, mỹ phẩm ...), hay Khối Thương Mại Dịch Vụ (dịch vụ thông tin, xây dựng, nhượng quyền, giáo dục, tài chính, du lịch, vận tải, bất động sản ...), hay làm Dịch Vụ Y Tế (phòng mạch, phòng khám, phòng nha, nhà thuốc ...) thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh luôn luôn là tiêu chí được đánh giá hàng đầu và hàng ngày ...

    Thế nên, trong phần mềm eBiz Kinh Doanh luôn luôn hỗ trợ cho Sếp xem thống kê và đọc báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp, từ tổng hợp đến chi tiết, một cách đầy đủ và chính xác nhất ... Còn trong phần mềm eHealth Phòng Khám, ngoài các chức năng chính của một phòng mạch hay phòng khám như kê toa, in hóa đơn, lập phiếu chỉ định, quản lý profile bệnh nhân, quản lý kho thuốc nội bộ, phần mềm này cũng không bao giờ quên chức năng thống kê và báo cáo hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính hàng ngày, hàng tuần cho Bác ...

    NHỮNG CON ĐƯỜNG (ROADMAPS) ĐI QUA BÀI VIẾT NÀY

    Hướng Dẫn Sử Dụng - Câu Hỏi Thường Gặp - Chia Sẻ Kinh Nghiệm

    Về các công cụ số tốt nhất hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ - siêu nhỏ:

    01. QUẢN LÝ & KINH DOANH DOANH NGHIỆP là phần Mềm eBiz Kinh Doanh. 02. WEBSITE & BLOG & HUB NỘI DUNG powered by VietMis. 03. TÊN MIỀN & LƯU TRỮ DỮ LIỆU là các nhà cung cấp hợp tác với VietMis. 04. KẾ TOÁN phần mềm kế toán cho doanh nghiệp? 05. SOCIAL MEDIA cách hiện diện doanh nghiệp trên các mạng xã hội? 06. CRM MARKETING AUTOMATION tự động hóa - tiếp thị - crm cho doanh nghiệp?

     

    Hub nội dung này phần lớn là hướng dẫn sử dụngcâu hỏi thường gặpchia sẻ kinh nghiệm của từng công cụ số (digital tools) tốt nhất được chọn để hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ - siêu nhỏ.

    Hub nội dung này không chỉ dành riêng cho khách hàng và người dùng của phần mềm eBiz Kinh Doanh của VietMis, mà còn dành chung cho mọi người, mọi doanh nhân có doanh nghiệp riêng và có quan tâm về chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình.

    Bài viết liên quan

    VietMis
    CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

    Chủ Quản

    • Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin Thông Minh
    • Địa chỉ: 231/41 Nguyễn Duy Dương P.4 Q.10 Tp.HCM
    • Ngân hàng ACB: Số TK 95145919 - Chi nhánh Điện Biên Phủ
    • Tổng giám đốc: Nguyễn Hồng Chương
    • Giấy phép thành lập công ty số 0310576146, do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 12/01/2011
    Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệpRating: 7 out of 1023954.

    Phần mềm quản lý kinh doanh dịch vụ, đa ngành nghề - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý bán hàng - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý trường lớp, trung tâm dạy kèm - VietMis eBiz Kinh Doanh Lớp Học