Điện toán đám mây và SaaS có lợi ích gì không?
Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã biết về điện toán đám mây? Hoặc đã nghe nói về SaaS? Điện toán đám mây và SaaS có thể giúp Bạn phát triển doanh nghiệp mình như thế nào?
Hình 01 - Hình minh họa về điện toán đám mây và SaaS
Các doanh nghiệp lớn đã sử dụng nền tảng đám mây từ nhiều năm qua, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đưa mô hình kinh doanh của họ lên một tầm cao mới với việc sử dụng hiệu quả các giải pháp đám mây SaaS.
Công nghệ đám mây cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận thị trường, nơi mà một vài năm trước chỉ là lãnh địa của các doanh nghiệp lớn. Điện toán đám mây đã mang lại cho mọi doanh nghiệp quy mô lớn & nhỏ một lợi thế cạnh tranh đáng kể, trong một không gian thị trường to lớn hơn rất nhiều.
Nào, chúng ta hãy thảo luận về 9 lợi ích của điện toán đám mây và SaaS cho doanh nghiệp, và cách nó có thể được thực hiện để đạt được các mục tiêu kinh doanh nhé!
Lợi ích 1. Dùng lưu trữ trên mây
Lưu trữ trên mây là một trong những lợi ích hàng đầu của dịch vụ điện toán đám mây. Nhiều người trong chúng ta đang sử dụng công nghệ đám mây để lưu trữ cho cá nhân của mình; tương tự, nó có thể được dùng để lưu trữ cho mọi doanh nghiệp. Bạn đã bao giờ sử dụng Dropbox, OneDrive của Microsoft, hay iCloud của Apple, hoặc Google Docs chưa, tất cả chúng đều là nền tảng lưu trữ dữ liệu trên mây đấy.
Hình 02 - Điện toán đám mây giúp mọi cá nhân và mọi doanh nghiệp có thể lưu trữ trên mây
Bây giờ chúng ta hãy xem cách các doanh nghiệp lưu trữ trên mây sẽ 'hay ho' như thế nào nhé.
Bạn có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi
Cách nay chục năm, nếu Bạn đã từng chuyển tài liệu qua email, Bạn cần kết nối internet, phải tìm kiếm và truy cập tài liệu, phải đính kèm các files ... Bạn phải chờ đợi thật là lâu phải không nào.
Nhưng những ngày đó nay đã không còn nữa với sự trợ giúp của lưu trữ trên mây, Bạn chuyển files chỉ bằng một cú nhấp chuột đến vị trí mong muốn một cách nhanh hơn và an toàn hơn nhiều. Bạn có thể mở và truy cập tài liệu của mình trên bất kỳ thiết bị nào, bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ nơi nào trên internet.
Với dung lượng không giới hạn
Đã là đám mây thì không giới hạn dung lượng, có nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây với dung lượng và quyền kiểm soát không giới hạn. Thường doanh nghiệp có rất nhiều dữ liệu, vì dữ liệu thúc đẩy phần lớn các quyết định kinh doanh hiện nay. Dù vậy, bất kể dung lượng dữ liệu của Bạn lớn đến mức nào, Bạn có thể lưu dữ liệu lên mây ở nhiều dạng khác nhau như files, video, âm thanh v.v...
Được sao lưu dữ liệu
Lưu trữ trên mây cho phép Bạn giữ một bản sao lưu cho tất cả tài liệu của mình, nó sẽ tốn ít chi phí và thời gian hơn so với việc Bạn phải chi tiền mua đĩa cứng hay DVD để sao lưu cá nhân theo từng file hay từng video ... Được sao lưu dữ liệu, Bạn có cơ hội tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, trong khi đám mây sẽ chăm sóc và sao lưu dữ liệu kinh doanh cho Bạn. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ thảm họa nào, việc sao lưu dữ liệu của Bạn trên mây có thể giúp doanh nghiệp Bạn khôi phục lại dữ liệu để hoạt động trở lại bình thường.
Và được bảo mật dữ liệu nữa
Bảo mật dữ liệu là bảo vệ dữ liệu quý giá trên mây của doanh nghiệp Bạn khỏi bị mất và bị truy cập trái phép; bằng username & mật khẩu, quyền hạn user truy cập, và mã hóa dữ liệu ...
Theo nhiều người, việc lưu trữ dữ liệu của Bạn trên nền tảng đám mây có thể có rủi ro, nhưng Bạn có thể bảo mật dữ liệu của mình bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau như mã hóa dữ liệu (data encryption), tự động hóa quy trình bảo mật, và bảo mật thiết bị (device security) ... nên lưu trữ trên mây chắc chắn có độ rủi ro thấp hơn rất nhiều so với lưu trữ trên một máy chủ truyền thống điển hình (typical server).
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trên mây phổ biến nhất trên thế giới: 1. pCloud, 2. Sync.com, 3. Livedrive, 4. Icedrive, 5. Polarbackup, 6. Zoolz BigMIND, 7. IBackup, 8. IDrive, 9. Amazon Cloud Drive, 10. Dropbox, 11. Google Drive, 12. Microsoft OneDrive, 13. Box, 14. iCloud, 15. OpenDrive, 16. Tresorit, 17. Amazon S3, Additional Cloud Storage Providers
Lợi ích 2. Có chi phí đầu tư thấp
Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng điện toán đám mây là giảm được rất nhiều chi phí hoạt động. Doanh nghiệp chuyển sang nền tảng đám mây có nghĩa là Bạn đầu tư ít thiết bị phần cứng hơn, và chi phí bảo trì hệ thống cũng thấp hơn.
Hình 03 - Dùng điện toán đám mây giúp chi phí đầu tư của doanh nghiệp thấp hơn
Bạn phải đầu tư vào chi phí trả trước một chút, nhưng về lâu dài, hệ thống có thể giảm chi phí liên quan đến cài đặt, nâng cấp, hỗ trợ, bảo trì và cả dung lượng lưu trữ nữa. Sử dụng điện toán đám mây, Bạn tốn ít tiền hơn mà được nhiều thứ hơn, thật đấy ...
Năng suất cao hơn
Nền tảng đám mây cho phép nhóm (team) của Bạn nâng cao năng suất làm việc hơn bao giờ hết. Bạn có thể cấp quyền truy cập phù hợp, tăng hoặc giảm số lượng thành viên trong nhóm; để họ có thể làm việc tối ưu với nhau như chia sẻ tài liệu và tài nguyên, hay quản lý dự án trên nền tảng đám mây ... Điều này giúp doanh nghiệp vừa tăng năng suất làm việc, vừa tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Truy cập bằng đa dạng thiết bị cá nhân
Công nghệ đám mây cho phép các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp nhiều quyền truy cập trên nhiều loại thiết bị khác nhau, thậm chí truy cập từ thiết bị di động cá nhân. Truy cập bằng đa dạng thiết bị là một trong những lý do giảm chi phí hàng đầu khi nói đến việc triển khai các công nghệ đám mây, chủ doanh nghiệp có thể tuyển chọn nhân viên mang theo thiết bị di động riêng để kết nối họ với ứng dụng trên mây hay website doanh nghiệp.
Đầu tư ít phần cứng hơn, ít thiết bị văn phòng hơn, truy cập bằng đa dạng thiết bị cá nhân ... là những điều tuyệt vời giúp doanh nghiệp giảm nhiều chi phí tổng thể hơn.
Lợi ích 3. Làm việc di động hay từ xa
Dùng công nghệ đám mây, nhân viên Bạn có thể làm việc bất cứ lúc nào, từ bất kỳ ở đâu, thông qua bất kỳ thiết bị nào, nếu họ đang kết nối internet.
Hình 04 - Dùng điện toán đám mây giúp nhân viên có thể làm việc di động hay từ xa
Làm việc di động hay từ xa là một khuyến khích rất phổ biến, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc mới thành lập, hoặc có giờ giấc làm việc 'phi' 8 SÁNG đến 5 CHIỀU.
Chúng ta cùng điểm danh một số hình thức làm việc di động hay từ xa nhé!
Bán hàng 'di động'
Dùng công nghệ đám mây, Bạn có thể dễ dàng thêm các tài nguyên hay dữ liệu mới vào hệ thống, Bạn có thể tùy chỉnh quyền truy cập các tài nguyên cho phù hợp với từng nhân viên. Điều này giúp ích cho nhân viên bán hàng 'di động' bên ngoài văn phòng rất nhiều; vì họ phải đi lại nhiều nơi suốt năm cho các giao dịch kinh doanh, họ có thể truy cập các phiên bản mới nhất của dữ liệu kinh doanh như bản thuyết trình, video, infographics, case studies, demos sản phẩm từ mọi nơi.
Làm việc từ xa hay ở nhà
Làm việc từ xa hay ở nhà, giờ đã quá quen thuộc ở Việt Nam vì phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong một nghiên cứu của Harvard Business Review, các doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc từ xa sẽ tiết kiệm được $2,500 / mỗi nhân viên / năm, cho chi phí trang thiết bị và tiền thuê văn phòng.
Bạn và các nhân viên có thể làm việc từ xa hay ở nhà bằng các giải pháp đám mây SaaS hỗ trợ làm việc từ xa như Zoom, Skype, Google Meet, Slack, hay chuyên nghiệp hơn bằng các phần mềm SaaS quản lý dự án cộng tác từ xa như Jira, Trello, Teamwork, Hubstaff ...
Lợi ích 4. Giúp thanh toán theo mức sử dụng
Công nghệ đám mây giúp Bạn chỉ thanh toán theo mức sử dụng, nên thật là lý tưởng cho các doanh nghiệp đang phát triển và có kế hoạch mở rộng trong tương lai.
Hình 05 - Điện toán đám mây giúp thanh toán theo mức sử dụng
Thanh toán theo mức sử dụng, một vài thuật ngữ thường gặp ...
Thanh toán theo đăng ký
Thường nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây theo mô hình thanh toán theo đăng ký (pay per subscription based model), ban đầu họ cho phép Bạn sử dụng miễn phí SaaS trong vài ngày, để Bạn có thể trải nghiệm tất cả các mô-đun và tự quyết định mô-đun nào là hữu ích cho doanh nghiệp Bạn. Bạn có thể đăng ký các mô-đun hữu ích và không đăng ký những mô-đun khác, Bạn chỉ trả tiền cho những gì Bạn đăng ký sử dụng.
Pay-per-use
Pay-per-use, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một lợi thế cạnh tranh thực sự, họ không cần đầu tư phần cứng hay hạ tầng, họ chỉ cần đăng ký dùng ứng dụng hay phần mềm trên mây, họ thanh toán theo mức sử dụng. Đây cũng là một trong những lý do cốt lõi khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa thích giải pháp đám mây đấy.
Bạn chỉ sử dụng và thanh toán ít theo gói dịch vụ thấp trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đến khi doanh nghiệp Bạn tăng trưởng hơn trong tương lai, thì Bạn mới nâng cấp và thanh toán nhiều hơn theo gói dịch vụ lớn hơn. Dùng tới đâu thì trả tiền tới đấy, thật là tuyệt vời phải không nào!
Lợi ích 5. Có khả năng mở rộng
Các dịch vụ điện toán đám mây có khả năng mở rộng nhanh và tin cậy theo đà tăng trưởng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lập chiến lược tăng trưởng ổn định và có kế hoạch bằng cách sử dụng các giải pháp đám mây. Khi doanh nghiệp mở rộng thêm các chi nhánh mới, hoặc mở rộng một nhóm (team), Bạn có thể mở rộng quy mô lên gói dịch vụ tiếp theo, mà không cần mua thêm bất kỳ phần cứng hay phần mềm nào khác. Nó đơn giản giống như doanh nghiệp Bạn phải thuê thêm một phòng hay một mặt bằng mới mà thôi.
Hình 06 - Dùng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng khi thêm chi nhánh hay nhóm mới
Cũng có một số khả năng mở rộng đặc biệt như sau:
Mở rộng và thu hẹp quy mô theo yêu cầu
Bạn cũng có thể vừa mở rộng quy mô xong lại thu hẹp quy mô về như cũ theo yêu cầu của một chiến dịch marketing nào đó. Ví dụ: nếu Bạn đã lên kế hoạch cho một chiến dịch trực tuyến lan truyền (viral online campaign) và mong đợi nhiều lưu lượng truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của doanh nghiệp mình, thì Bạn có thể mở rộng quy mô trong vài ngày của chiến dịch, và ngay sau khi lưu lượng truy cập trở lại bình thường thì Bạn có thể giảm quy mô xuống để trở về bình thường.
Tự động nâng cấp theo các bản cập nhật
Nhưng một trong những tính năng quan trọng nhất của các dịch vụ điện toán đám mây là tự động nâng cấp theo các công nghệ mới. Bạn không sợ phải 'tiến lùi' trước các công nghệ mới nhất nữa, vì dịch vụ đám mây Bạn đang dùng sẽ tự động cập nhật tất cả các bản cập nhật cần thiết.
Có khả năng mở rộng, nghĩa là các dịch vụ điện toán đám mây đã tối ưu hơn rất nhiều so với các phần mềm truyền thống rồi. Rất ít chi phí trả trước hay đầu tư, rất ít chi phí bảo trì, an toàn thật cao, mà lại có khả năng mở rộng nữa ... Các dịch vụ điện toán đám mây thật là tuyệt vời, phải không nào!
Lợi ích 6. Dùng email trên mây
Một trong những dịch vụ điện toán đám mây 'nổi tiếng' nhất chính là dịch vụ email trên mây. Các servers cho email trên mây (cloud based email servers) có khả năng mở rộng hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn so với các servers email riêng (private email servers).
Chúng ta đều biết hệ thống email của doanh nghiệp là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà cung cấp. Thành công trong việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của hệ thống email của doanh nghiệp, thế nên doanh nghiệp Bạn nên sử dụng email trên mây 'cho lành' thôi.
Hình 07 - Dùng email trên mây, một lợi ích không thể chối từ của điện toán đám mây
Có thể kể thêm hai lợi ích riêng của email trên mây như sau:
Không bảo trì
Các máy chủ cho email trên mây thường rất phức tạp và đắt tiền, do nhà cung cấp dịch vụ cập nhật và bảo trì thường xuyên. Khi doanh nghiệp Bạn chuyển sang dùng email trên mây, nghĩa là Bạn được miễn chi phí bảo trì cho các máy chủ email loại này rồi đấy.
Có thể phục hồi sau thảm họa
Với việc sử dụng email trên máy chủ riêng, nếu gặp bất kỳ thảm họa nào đó do tự nhiên hoặc do con người gây ra, các máy chủ riêng hoặc mạng nội bộ có thể bị ảnh hưởng. Với điều đó, tất cả dữ liệu của Bạn trong email có thể bị phá hủy; vì mọi files, bảng tính, hợp đồng kinh doanh, bản thuyết trình, và mọi thứ đều có thể bị hư hỏng; điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Bạn đấy.
Với việc sử dụng email trên mây, Bạn không cần quan tâm gì về phần cứng hay mất mát dữ liệu cả; cho dù laptop của Bạn bị treo, hoặc thiết bị di động của Bạn bị hỏng, Bạn cũng không cần lo lắng; vì tất cả các email của Bạn đã được lưu trữ trên mây, nên dữ liệu của Bạn có khả năng khôi phục bất chấp thảm họa.
Các nhà cung cấp dịch vụ email phổ biến nhất trên thế giới: 1. Gmail, 2. HubSpot, 3. Sendinblue, 4. ProtonMail, 5. Outlook, 6. Yahoo Mail, 7. Zoho Mail, 8. AOL Mail, 9. Mail.com, 10. GMX Mail, 11. iCloud Mail, 12. Yandex. Mail.
Lợi ích 7. Dùng phần mềm / ứng dụng SaaS trên mây
Theo một báo cáo về điện toán đám mây, 9 trong số 10 doanh nghiệp đang sử dụng ít nhất một SaaS. 82% các doanh nghiệp quy mô lớn sử dụng đám mây lai (hybrid cloud [3]) có tích hợp đám mây công cộng (public cloud [1]) và đám mây riêng (private cloud [2]).
Đám mây công cộng rất phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần 88% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng đám mây công cộng cho các SaaS về ứng dụng kinh doanh của họ.
Hình 08 - Dùng SaaS, một lợi ích bản lề của điện toán đám mây
Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp chuyển phần mềm truyền thống của họ sang SaaS, chúng ta hãy tìm hiểu một vài lý do như sau nhé.
SaaS luôn vận hành nhanh
Kiến trúc đám mây được phát triển để cho phần mềm / ứng dụng SaaS có hiệu suất cao, tin cậy, và vận hành nhanh. Tính nhanh nhậy (agility) của công nghệ đám mây làm cho SaaS của Bạn luôn vận hành nhanh, mạnh mẽ và cạnh tranh hơn. Khi đăng ký sử dụng SaaS, Bạn cần tùy chọn liền mạch các tính năng cho thật phù hợp với doanh nghiệp mình; Bạn có thể nhận và cập nhật các bản cập nhật, điều này giúp SaaS Bạn không chỉ vừa vận hành nhanh vừa có thể vượt qua các mối đe dọa về bảo mật.
SaaS luôn luôn bảo mật
Chúng ta đều biết khi mọi thứ diễn ra càng nhanh thì khó khăn ập đến càng lớn. Tương tự như vậy, khi tất cả các quy trình cải tiến & vận hành diễn ra nhanh chóng với SaaS, thì nó cần được bảo mật nghiêm khắc. Phần mềm SaaS cần cân bằng giữa tốc độ cải tiến & vận hành với bảo mật; mà để bảo mật, SaaS cũng cần sự ổn định và cả độ bền nữa ... Nền tảng đám mây cung cấp tất cả những điều này - tốc độ cải tiến & vận hành, bảo mật, ổn định, bền bĩ - cho SaaS của Bạn đấy.
Bảo mật luôn là một phần tất yếu của phần mềm / ứng dụng SaaS. Ngoài ra, tính năng sao lưu dữ liệu cũng luôn sẵn sàng đối phó cho bất kỳ thảm họa nào với ... SaaS ... trong tương lai.
SaaS giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô
Trong các phần mềm kinh doanh truyền thống, việc mở rộng quy mô diễn ra theo chiều dọc [4], doanh nghiệp thường dự báo kinh doanh để định hướng hoạch định năng lực, họ phải mua các máy chủ lớn, tuy nhiên các dự đoán không thể luôn luôn đúng dễ dẫn đến tình trạng lãng phí máy chủ.
Thường trong thời gian kinh doanh cao điểm, máy chủ có thể được sử dụng đầy đủ, nhưng trong thời gian kinh doanh thông thường, máy chủ thường hoạt động kém hiệu quả và lãng phí hơn. Để sử dụng máy chủ toàn công suất, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển từ mở rộng quy mô theo chiều dọc sang mở rộng quy mô theo chiều ngang [4] bằng cách chia một máy chủ lớn thành các máy chủ riêng ảo (VPS, virtual private server) nhỏ hơn ...
Khi thị trường đám mây công cộng bắt đầu trở nlên quan trọng, cả hai xu hướng trên đã hợp nhất. Các máy chủ đám mây công cộng mạnh cung cấp dịch vụ lưu trữ và SaaS an toàn và nhanh chóng, đạt được cả mở rộng theo chiều ngang và ảo hóa (virtualization [5]). Với việc sử dụng các SaaS, đây là mô hình khả dụng tài nguyên mọi lúc và mọi nơi (anytime & anywhere resource availability model), doanh nghiệp Bạn đã có thể mở rộng quy mô theo chiều ngang với hàng nghìn máy chủ đám mây.
Phần mềm / ứng dụng SaaS có mặt trong hầu hết mọi lĩnh vực: Medical Practice Management Software - VietMis eHealth Phòng Khám; Sales Management Software - Shopify, VietMis eBiz Kinh Doanh, VietMis eBiz Bán Hàng; CRM – Salesforce CRM, Pipedrive CRM, Hubspot CRM; ERP – Sage, Netsuite; Marketing - Mailchimp, ActiveCampaign, Keap, HubSpot; Accounting / Invoicing – Xero, Quickbooks, FreshBooks, Wave; Finance - PayPal, Intuit; Project Management – Zoho Projects, Trello, Asana, Basecamp, Jira, Teamwork; Web Hosting and Ecommerce – AWS, Digital Ocean, Google Cloud; Human Resources – Workday, Bamboo, Web HR, Eloomi; Data Management – DropBox, Clear Company, WebHR; Engineering - GitHub; Business Ops - Google G Suite, Slack, Zoom, MS Office 365; English - Grammarly ...
Lợi ích 8. Giúp kiểm soát hoạt động & kinh doanh trong doanh nghiệp
Đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của công nghệ đám mây. Nó có thể không tác động trực tiếp, nhưng nó tạo ra sự khác biệt.
Hình 09 - Giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, một lợi ích khác biệt của điện toán đám mây
Kiểm soát kinh doanh
Khi Bạn chuyển doanh nghiệp mình sang nền tảng đám mây, Bạn có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn bắt đầu với bộ phận nhân sự, đến bộ phận tài chính, Bạn biết được các số liệu bán hàng để phân tích các chiến lược quản lý kho.
Kiểm soát hoạt động ở back office
Với điện toán đám mây, Bạn có thể quản lý và kiểm soát toàn bộ các hoạt động ở back office của doanh nghiệp. Bạn có thể đảm bảo rằng toàn bộ doanh nghiệp của Bạn có thể được tích hợp dưới một chiếc dù. Đây là một trong những lợi thế quan trọng nhất của điện toán đám mây.
Dịch vụ điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ điều hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Lợi ích 9. Động lực cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Các chủ doanh nghiệp đã thấy tiềm năng to lớn của các giải pháp SaaS và đám mây như là động lực cho chuyển đổi số doanh nghiệp. Chuyển đổi số có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, đó là quy trình ứng dụng các giải pháp số (digital solutions) và các xu hướng công nghệ mới nhất (latest tech trends) để giải bài toán hiệu quả và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Có các giải pháp SaaS, Bạn không cần nghĩ cách tạo ra và nuôi dưỡng các mô hình kinh doanh mới cho doanh nghiệp mình nữa; doanh nghiệp Bạn chỉ cần dùng một tập các phần mềm SaaS ready-to-use, và tùy chỉnh chúng lại cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình.
Hình 10 - Điện toán đám mây và SaaS là động lực cho chuyển đổi số doanh nghiệp
Chúng ta hãy xem các lý do tại sao VietMis lại nói "điện toán đám mây và SaaS làm động lực cho chuyển đổi số doanh nghiệp" nhé ...
Ứng dụng công nghệ internet
Hiện nay rất khó tìm hay không thể tưởng tượng vẫn còn doanh nghiệp chưa dùng công nghệ internet trong vận hành doanh nghiệp. Công nghệ ngày nay đã thống lĩnh hoàn toàn trong cuộc sống của mỗi cá nhân hay từng doanh nghiệp. Với gia tăng nhận thức về chuyển đổi số, các doanh nghiệp 'phi' phát triển phần mềm có xu hướng đầu tư nhiều về công nghệ internet mỗi năm. SaaS là một trong những công nghệ internet mà các chủ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư nhiều hơn trong vài năm tới. Theo các nghiên cứu, 93% chủ doanh nghiệp có kế hoạch hay đã dùng SaaS.
Dân chủ hóa cho chuyển đổi số
Thường giải pháp cho doanh nghiệp lớn thì lại không phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì giá thành nói chung là rất ớn! Nhưng các giải pháp SaaS lại không quan tâm đến quy mô doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể dùng các tính năng họ cần đủ để cạnh tranh trong thị trường mà thôi. Các nhà cung cấp dịch vụ SaaS thường cung cấp nhiều mô-đun khác nhau cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như doanh nghiệp lớn, phù hợp với ngân sách và nhu cầu. SaaS thường theo xu hướng 'dân chủ hóa cho chuyển đổi số' (democratize digital transformation) và tạo cơ hội như nhau cho mọi doanh nghiệp tăng tưởng và phát triển.
Vận hành nhanh (business agility)
Cho dù hiện trạng doanh nghiệp là rất tốt, nhưng để thành công và có năng lực cạnh tranh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết đón nhận thay đổi và xung phong trong nhiều thứ, chuyển đổi số phải là như thế. SaaS có thể thay thế phần mềm truyền thống vì nó cung cấp nhiều cơ hội hơn cho cải tiến và tăng trưởng trong tương lai.
SaaS luôn đáp ứng yêu cầu vận hành nhanh của Bạn; SaaS luôn được cập nhật, được cải tiến liên tục để hỗ trợ cho nhu cầu phát triển công nghệ của doanh nghiệp Bạn.
Tương tác tốt hơn giữa khách hàng và nhân viên
Các giải pháp SaaS thường lấy khách hàng làm trung tâm, mục tiêu là tương tác tốt hơn giữa khách hàng và nhân viên. Nhân viên có nhiều cơ hội và công cụ để tiếp cận khách, tạo khách tiềm năng và chốt sales. Như cùng một lúc, nhân viên vừa cung cấp cho khách hàng thông tin hữu ích, vừa nhanh chóng phản hồi các yêu cầu của họ.
Các giải pháp SaaS cũng cung cấp cho Bạn các hiểu biết sâu sắc về hành vi khách hàng. Dữ liệu này có thể được dùng để điều chỉnh các chiến lược marketing và kinh doanh, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, để bảo đảm rằng Bạn cung cấp cho khách hàng chính xác những thứ họ cần. Kết quả là tỷ lệ khách hài lòng và chốt sales tăng theo cùng hiệu suất của nhân viên.
Tối ưu hóa doanh nghiệp
Có nhiều giải pháp SaaS cho tối ưu hóa doanh nghiệp trong nhiều mảng như: tối ưu hóa chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng mua hàng theo mô hình Sales Funnels hay Fly Wheels; tối ưu hóa cuộc gọi của bộ phận tiếp tân; tối ưu hóa quy trình làm việc của nhóm sales & marketing; các SaaS hỗ trợ sales playbooks hay marketing playbooks ... Tối ưu hóa các mảng như này, chắc chắn là một trong những vấn đề quan trọng của chuyển đổi số rồi, chứ không thì chúng ta vô chuyển đổi số để mần chi!
Tự động hóa doanh nghiệp
Có nhiều giải pháp SaaS cho tự động hóa doanh nghiệp như CRM & Marketing Automation (ActiveCampaign, Keap, HubSpot ...), tự động hóa quy trình bảo mật dữ liệu, tự động hóa xử lý các lỗi gây ra bởi con người ... Tự động hóa các công việc như này, thực sự là công việc lặp đi lặp lại & hao tốn thời gian, nhưng lại là một trong những vấn đề quan trọng của chuyển đổi số!
Các giải pháp SaaS về tự động hóa giúp nhân viên có nhiều thời gian hơn để xử lý các công việc quan trọng ý nghĩa khác.
Thế Giới SaaS và Chuyển Đổi Số có lẽ là cặp tri kỷ bậc nhất trong giới Công Nghệ 4.0! Ý niệm về SaaS bắt đầu bừng lên những năm 2000 - 2001 từ Salesforce và Concur. Còn Chuyển Đổi Số đã có một lý lịch 'đa đoan' và chỉ mới đường đường chính chính ở những năm 2010 mà thôi. Chúng ta cùng nhau dùng phần mềm / ứng dụng SaaS, chúng ta cùng nhau tiến lên Chuyển Đổi Số nhé.
Lời kết
Điện toán đám mây và SaaS được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong các lĩnh vực SOA (Service Oriented Architecture, kiến trúc hướng dịch vụ), các công nghệ dịch vụ web (web service technologies), điện toán lưới (grid computing) và công nghệ ảo hóa (virtualization technology).
Điện toán đám mây và SaaS thực sự là sự chuyển hóa của ngành IT từ nền kinh tế dựa trên sản phẩm sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ / tiện ích. Đây là một chức năng hàng hóa hóa (commoditization) tất cả các tài nguyên IT từ phần cứng đến phần mềm cho đến khả năng quản lý doanh nghiệp.
Điện toán đám mây và SaaS nhắm vào các giải pháp cho doanh nghiệp hiệu quả về chi phí, là động lực cho chuyển đổi số; cho phép các doanh nghiệp đi đầu đổi mới, vận hành và kinh doanh kịp thời và hiệu quả hơn.
Các đám mây công cộng cứ trải rộng hơn mỗi ngày, một số khách hàng lưu trữ dữ liệu trên mây, một số khách hàng sử dụng SaaS và các tính năng của nó. Đám mây công cộng, đám mây riêng, đám mây lai ... đã trở thành nguồn cung cấp các giải pháp SaaS cho mọi doanh nghiệp với mọi quy mô.
Nếu Bạn mong muốn doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển bền vững, nếu Bạn đang thiếu vốn hoặc Bạn không có chuyên môn về công nghệ ... thì chắc chắn điện toán đám mây và SaaS là giải pháp tốt nhất cho Bạn. Điện toán đám mây và SaaS có thể tăng thêm giá trị thực, có thể đưa doanh nghiệp nhỏ của Bạn lên một tầm cao mới.
Ghi chú
- Đám mây công cộng (Public cloud): là mô hình điện toán đám mây mà tất cả các tài nguyên như phần cứng, phần mềm, mạng, hạ tầng và mọi hỗ trợ được sở hữu và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Doanh nghiệp & người dùng chỉ có thể truy cập các dịch vụ này và quản lý tài khoản của mình bằng trình duyệt web trên máy tính, laptop hoặc các thiết bị di động.
- Đám mây riêng (Private cloud): là mô hình điện toán đám mây mà tất cả các tài nguyên được doanh nghiệp sở hữu riêng. Một số doanh nghiệp cũng trả chi phí để thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để lưu trữ đám mây riêng của họ.
- Đám mây lai (Hybrid cloud): là mô hình kết hợp giữa hai mô hình đám mây công cộng và đám mây riêng; được ràng buộc, liên kết với nhau bằng một số công nghệ để có thể chia sẻ dữ liệu và ứng dụng giữa hai mô hình. Đám mây lai mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt, nhiều tùy chọn triển khai hơn, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng hơn.
- Mở rộng quy mô theo chiều dọc và Mở rộng quy mô theo chiều ngang (Vertical scaling & Horizontal scaling): trong cloud, mở rộng quy mô theo chiều dọc bằng cách thêm CPU, RAM vào một server trong nhóm tài nguyên; mở rộng quy mô theo chiều ngang bằng cách thêm một đến nhiều servers vào nhóm tài nguyên.
- Ảo hóa (Virtualization): là một công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó; nên từ một server vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều servers ảo độc lập, có tài nguyên hệ thống riêng, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.
Nguồn tham khảo