Nhân đọc bài "Cơ hội hợp tác đa ngành cùng doanh nghiệp Hong Kong" chia sẻ bên dưới, VietMis liệt kê các hình thức bán lẻ phổ biến thời 4.0, trong đó đề cập hình thức bán hàng e-tailing và bán hàng trên sàn e-tailing ...
1. BÁN HÀNG TRUYỀN THỐNG (nay còn gọi BÁN HÀNG OFFLINE)
Khi chưa có Internet, các doanh nghiệp bán lẻ chỉ biết đến hình thức BÁN LẺ TRUYỀN THỐNG. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, đưa đến kho, trưng ra cửa hàng. Khách đến cửa hàng, xem và thử hàng, quyết định mua hàng và thanh toán tiền.

Hình 01 - Bán lẻ truyền thống
2. BÁN HÀNG ONLINE
Đến khi Internet xuất hiện, các doanh nghiệp bán lẻ có thể BÁN HÀNG ONLINE bằng cách lập riêng cho mình một website bán hàng. Quá trình mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp diễn ra online. Khách hàng đặt hàng online mà không cần đến cửa hàng. Doanh nghiệp nhận và xử lý đơn hàng, xử lý giao hàng và thu tiền tận nơi.

Hình 02 - Bán hàng online
3. BÁN HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khi các sàn thương mại điện tử bán lẻ (mô hình B2C, B2B) từ nước ngoài như Amazon, Alibaba, ... hay từ Việt Nam như Lazada, Tiki, ... xuất hiện, thì cũng là lúc các doanh nghiệp bán lẻ có thể hợp tác làm đối tác BÁN HÀNG TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của họ ... "Đối tác bán hàng chỉ cần gởi sản phẩm đến các trung tâm hoàn thiện đơn hàng (FBA) của Amazon. Mọi việc còn lại như lấy hàng, đóng gói, vận chuyển đến người mua ở bất cứ nơi nào trên thế giới đã có Amazon lo", Amazon đã nói như thế với đối tác bán hàng Việt Nam 😘 ...

Hình 03 - Đại lý bán hàng trên sàn thương mại điện tử
4. BÁN HÀNG ĐA KÊNH
Đến khi các mạng truyền thông xã hội (social media) như FaceBook, YouTube, Zalo ... lấn sân sang hỗ trợ cả bán hàng nữa, thì doanh nghiệp bán lẻ cũng lấn sang BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OmniChannel Retailing – OCR) luôn, tức là bán hàng ở nhiều kênh (nhiều nơi) khác nhau như bán tại cửa hàng (bán hàng offline), bán trên website (bán hàng online), bán trên sàn thương mại điện tử, bán trên mạng truyền thông xã hội ... Lúc này doanh nghiệp bán lẻ cần đầu tư phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để đồng bộ sản phẩm trên các kênh, để thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, để giúp khách hàng trải nghiệm sản phẩm liền mạch dù ở bất cứ đâu offline, online, hay sàn hay FaceBook, YouTube, Zalo ...

Hình 04 - Bán hàng đa kênh
5. BÁN HÀNG E-TAILING
Cũng có một xu hướng khác bán hàng online (hình thức 2) một chút, gọi là BÁN HÀNG E-TAILING (e-tailing = e-retailing = bán lẻ điện tử). Bán hàng E-Tailing cho phép khách hàng CÓ THỂ TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM TẠI CỬA HÀNG, chọn cho mình món ưng ý rồi mới lên website đặt mua. Hoặc ngược lại, khách hàng lựa mẫu mã online trước, sau đó ĐẾN CỬA HÀNG KIỂM TRA THỰC TẾ rồi mới thanh toán.

Hình 05 - Bán hàng e-tailing
6. BÁN HÀNG TRÊN SÀN E-TAILING
Sàn E-Tailing có chuỗi cửa hàng E-Tailing và kho trữ hàng ở khắp mọi nơi, các doanh nghiệp bán lẻ có mặt bằng phù hợp tiêu chuẩn thì có thể hợp tác làm đối tác BÁN HÀNG TRÊN SÀN E-TAILING. Khách hàng có thể đến cửa hàng gần nhất để trải nghiệm sản phẩm, rồi đặt hàng online, và nhận hàng từ kho gần địa chỉ nhận hàng nhất. Hoặc khách hàng có thể lựa mẫu mã online sau đó đến cửa hàng gần nhất để kiểm tra thực tế rồi mới thanh toán, nhận hàng từ kho gần địa chỉ nhận hàng nhất.