Tìm kiếm:

EHR, EMR, PHR và PMS là gì? Tại sao phòng khám Bạn nên dùng PMS, EMR và EHR trên mây theo loại SaaS/Cloud?

Mục lục bài viết

    Khi bàn về Telemedicine cho phòng khám, chúng ta thường đề cập đến các hệ thống EHR ... Ở các nước phát triển, có thể người dân đã quen thuộc với hồ sơ sức khỏe điện tử EHR của họ, có lẽ các bệnh viện lớn của họ đã xây dựng các hệ thống EHR riêng rồi. Đã đến lúc Việt Nam chúng ta cần xem xét hệ thống [EMR + EHR + PHR] chi tiết hơn.

    Khi bàn về Chuyển đổi số cho phòng khám, chúng ta thường đề cập đến nền tảng web-based hay thế giới SaaS. Phòng khám nên dùng hệ thống [PMS (phần mềm quản lý phòng khám), Website (website phòng khám), Healthcare Marketing (marketing cho phòng khám)], và cả hệ thống [EMR + EHR + PHR] nữa; tất tần tật các phần mềm, ứng dụng và công cụ trong chúng phải thuộc nền tảng web-based hay SaaS/Cloud thôi.

    Chúng ta cùng nhau khám phá hai hệ thống [EMR + EHR + PHR] và [PMS, Website, Healthcare Marketing] này là gì; và tại sao phòng khám Bạn nên dùng bộ ba huyền thoại này PMS, EMR và EHR trên mây theo loại SaaS/Cloud nhé!

    Toàn cảnh về hệ thống [EHR + EMR + PHR]

    Toàn cảnh về hệ thống EHR + EMR + PHR

    Hình 01 - Infographic về hệ thống [EHR + EMR + PHR]

    Mời Bạn xem một infographic về hệ thống [EHR + EMR + PHR]

    Mọi người thường hay lẫn lộn giữa EHR và EMR, mời Bạn xem infographic Hình 01 trên và bắt đầu làm quen với các thuật ngữ viết tắt này nhé:

    EMR - Electronic Medical Record - Hồ sơ Y tế Điện tử - Bệnh án Điện tử

    Bên trái của Hình 01 là các phần mềm EMR của các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm máu, trung tâm chẩn đoán hình ảnh ...

    Mỗi cơ sở y tế có riêng một phần mềm EMR; nó như bộ hồ sơ y tế giấy mà thôi, nó lưu bệnh án chi tiết của tất cả bệnh nhân; các bác sĩ truy cập vào hệ thống EMR để khám chữa bệnh cho các bệnh nhân của cơ sở mình.

    EHR - Electronic Health Record - Hồ sơ Sức khỏe Điện tử

    Ở bên phải và chính giữa của Hình 01 là hệ thống EHR, là trung tâm của toàn bộ hệ thống [EHR + EMR + PHR] này. EHR có nhiệm vụ tạo tự động hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng bệnh nhân bằng cách tổng hợp dữ liệu y tế của từng bệnh nhân đến từ nhiều hệ thống EMRs của nhiều cơ sở y tế, và bổ sung dữ liệu sức khỏe cho từng bệnh nhân.

    Các hệ thống EHR như này thường thuộc sở hữu của nhà nước hay của các bệnh viện lớn, chúng lưu giữ hồ sơ sức khỏe điện tử (hay EHR) của người dân.

    PHR - Personal Health Record - Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân

    Ở bên phải và phía dưới của Hình 01 là ứng dụng PHR, bệnh nhân dùng điện thoại di động để xem hồ sơ sức khỏe cá nhân (hay PHR) của mình lưu trong EHR.

    Bệnh nhân cũng có thể dùng ứng dụng PHR này nhập dữ liệu cá nhân vào EHR của họ; bệnh nhân có thể chia sẻ EHR của mình cho bác sĩ hay phòng khám khi đi khám chữa bệnh, có thể kiểm soát những bác sĩ nào truy cập vào EHR của họ trong quá trình điều trị tổng thể của họ.

    Bác sĩ và phòng khám được hưởng lợi thật nhiều từ hệ thống [EHR + EMR + PHR] này. Bạn có thể truy cập vào EHR của một bệnh nhân để khám chữa bệnh 'từ gần' đến 'từ xa' cho họ. Bạn có thể cùng với các bác sĩ thuộc các cơ sở y tế khác truy cập vào EHR của một bệnh nhân để hợp tác khám chữa bệnh từ xa cho họ.

    EMR là gì?

    EMR là viết tắt của Electronic Medical Record, Việt Nam thường gọi là Bệnh án Điện tử; là Hồ sơ Y tế Điện tử thay thế cho hồ sơ y tế giấy (paper medical record + charts/notes), lưu dữ liệu y tế chi tiết (detailed medical data) của từng bệnh nhân như lịch sử y tế, chẩn đoán và điều trị ... Hồ sơ y tế điện tử của bệnh nhân (EMR bệnh nhân) thường được thu thập bởi các bác sĩ khi chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân của họ.

    Minh họa EMR một bệnh nhân, từ phân hệ Hồ sơ Bệnh nhân của Phần mềm eHealth Phòng Khám

    Hình 02 - Minh họa EMR một bệnh nhân, từ phân hệ Hồ sơ Bệnh nhân của Phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis

    EMR bản chất là một hệ thống phần mềm, được sở hữu riêng bởi một cơ sở y tế, có thể là bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm máu, trung tâm chẩn đoán hình ảnh ... Bệnh án điện tử của bệnh nhân (EMR bệnh nhân) chỉ sử dụng nội bộ, không được sử dụng cho các cơ sở y tế ở bên ngoài.

    EHR là gì?

    EHR là viết tắt của Electronic Health Record, Hồ sơ Sức khỏe Điện tử; là bộ sưu tập về hồ sơ sức khoẻ toàn diện của mọi người, thu thập từ tất cả các bác sĩ tham gia chăm sóc bệnh nhân tại nhiều cơ sở y tế khác nhau, có thể là bệnh viện, phòng khám đa khoa, hay phòng khám chuyên khoa.

    EHR có nhiệm vụ tạo tự động hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng bệnh nhân bằng 2 cách chính: 1/ Tổng hợp dữ liệu y tế của từng bệnh nhân đến từ nhiều hệ thống EMRs của nhiều cơ sở y tế, và 2/ Bổ sung dữ liệu sức khỏe (health data) cho từng bệnh nhân.

    Minh họa một giao diện của một EHR

    Hình 03 - Minh họa giao diện của một EHR [hình ảnh của Stefan Klocek]

    Hồ sơ sức khoẻ điện tử này cũng có thể được chia sẻ với các cơ sở y tế khác nhau vì nó được tạo ra bởi chính các nhà cung cấp dịch vụ y tế khác nhau, do đó thông tin sẽ đầy đủ hơn, hữu ích hơn trong chẩn đoán và điều trị so với từng EMR của từng cơ sở y tế riêng lẻ.

    Hệ thống EHR thường có các cổng thông tin để bệnh nhân truy cập bệnh sử, xem hồ sơ sức khỏe điện tử, kiểm soát nhiều hơn trong quá trình điều trị tổng thể của họ. Bác sĩ của phòng khám có thể truy cập vào EHR của các bệnh nhân để khám chữa bệnh 'từ gần' và 'từ xa' cho họ; hay hợp tác với các bác sĩ thuộc các phòng khám khác để khám bệnh từ xa cho mọi bệnh nhân.

    PHR là gì?

    PHR là viết tắt của Personal Health Record, Hồ sơ Sức khỏe Cá nhân; được quản lý bởi chính bệnh nhân chỉ bằng một điện thoại di động, điều này cho phép họ tự nhập một hồ sơ 'riêng' về dị ứng, thuốc men, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình v.v...

    Hồ sơ PHR thường bao gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám chữa bệnh, kết quả khám sức khoẻ, kết quả xét nghiệm, và dữ liệu mà bệnh nhân có thể tự theo dõi từ thiết bị theo dõi tại nhà hoặc các thiết bị y tế đeo trên người.

    Minh họa một giao diện của một PHR

    Hình 04 - Minh họa giao diện của một PHR [hình ảnh của Octal IT Solution]

    PHR thường là một ứng dụng di động được thiết lập bởi các nhà cung cấp dịch vụ y tế, nhà mạng xã hội, nhà sản xuất thiết bị di động ... Bệnh nhân có thể dùng ứng dụng này để xem, nhập, kiểm soát hồ sơ lưu trên EHR của họ. Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ EHR của mình cho bác sĩ hay phòng khám khi đi khám chữa bệnh, có thể kiểm soát những người nào truy cập vào EHR của họ khi cần thiết.

    Các phát biểu về EHR, EMR và PHR

    Một khi đã hiểu về EHR, EMR và PHR là gì, Bạn sẽ dễ dàng đọc và hiểu các phát biểu sau đây về chúng nhé:

    • [Softarex Technologies] EHR là một bản dịch số hoàn chỉnh (comprehensive digital compilation) về toàn bộ lịch sử y tế của bệnh nhân, bao gồm tiền sử bệnh (medical history), ghi chú và dữ liệu của bác sĩ, thuốc men, các lần nhập viện, xét nghiệm chẩn đoán (diagnostic tests) ... mà được truyền tải, quản lý và lưu trữ trong nhiều cơ sở y tế khác nhau.
    • [Softarex Technologies] Sự khác biệt chính giữa EHR và EMR là: EHR được cập nhật liên tục bởi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nhân viên có thẩm quyền. Còn EMR là một hồ sơ y tế điện tử về lịch sử y tế của bệnh nhân (patient’s medical history), nhưng nó chỉ được tạo ra, lưu trữ và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe duy nhất. Nói chung, hệ thống EMR được sử dụng như một phần của chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, còn các hệ thống EHR bao gồm nhiều tính năng và tích hợp hơn EMR, và do đó cần đầu tư nhiều hơn để phát triển.

    EHR vs EMR vs PHR

    Hình 05 - EHR vs EMR vs PHR [hình ảnh của ComputerWorld (From IDG)]

    • [Softarex Technologies] EHR và EMR có nhiều điểm chung và cả hai đều tập trung chủ yếu vào tài liệu bệnh nhân (patient documentation) cũng như cải thiện chẩn đoán và điều trị. Gần đây, nhiều người trong ngành chăm sóc sức khỏe đã bắt đầu sử dụng chúng thay thế cho nhau - nhưng trên hết, cả hai hệ thống đều dẫn đến việc điều trị và chẩn đoán cho bệnh nhân tốt hơn.
    • [The App Solutions] Để điều trị hiệu quả, bác sĩ không chỉ dùng mỗi hệ thống EHR, mà còn dùng EMR, và cả PHR nữa.
    • [The App Solutions] Khác biệt chính giữa EHR, EMR và PHR là người dùng cuối (end-users), loại lưu trữ thông tin, và khả năng chia sẻ thông tin với nhau: EMR chỉ phù hợp với loại thông tin dùng nội bộ cho các chuyên gia y tế trong cùng một đơn vị y tế. EHR cho phép nhiều chuyên gia y tế thuộc nhiều cơ sở y tế khác nhau có thể cùng truy cập các hồ sơ sức khỏe. PHR giúp bệnh nhân dễ dàng theo dõi sức khỏe của mình suốt tình trạng bệnh lý (medical conditions) hoặc giai đoạn hồi phục (recovery period).

    So sánh về EHR, EMR và PHR

    Hình 06 - So sánh về EHR, EMR và PHR theo The App Solutions

    Có một hệ thống [PMS + Website + Healthcare Marketing] 'toàn SaaS và web-based' cho phòng khám!

    Cặp bài trùng [Website + Digital Marketing] đã là chuẩn mực cho mọi hệ thống thông tin doanh nghiệpphòng khám cũng không là ngoại lệ. Telemedicine hay khám chữa bệnh từ xa đang dần nở rộ tại Việt Nam khiến cặp này [Website + Healthcare Marketing] cho phòng khám càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

    Phòng khám thì đương nhiên không thể thiếu PMS rồi, chúng ta hãy cùng nhau xem qua hệ thống [PMS + Website + Healthcare Marketing] cho phòng khám sẵn sàng Chuyển đổi số, một giải pháp 'toàn SaaS và web-based' của VietMis!

    Toàn cảnh về hệ thống PMS + website + healthcare marketing phòng khám

    Hình 07 - Hình minh họa hệ thống [PMS + Website + Healthcare Marketing] 'toàn SaaS và web-based' cho phòng khám [hình ảnh của vietmis.com]

    PMS là gì?

    PMS hay MPMS là viết tắt của Medical Practice Management Software, hay Phần mềm Quản lý Phòng khám; giúp xử lý tất cả các công việc hàng ngày trong phòng khám như quản lý lịch hẹn, quản lý khám chữa bệnh, quản lý thuốc & vật tư, và quản lý tài chính của một phòng khám.

    Ngoài tính năng quản lý đặt lịch hẹn với bệnh nhân, PMS có thể xử lý kê toa (claims), lập hóa đơn, và tạo báo cáo & thống kê. PMS giúp cải thiện năng suất và hiệu quả của phòng khám; cho phép bác sĩ chủ phòng khám, đội ngũ y bác sĩ và các nhân viên khác dành nhiều sự quan tâm và nỗ lực hơn cho bệnh nhân thay vì cứ loay hoay với đống tài liệu tẻ nhạt và tốn thời gian.

    Phần mềm eHealth Phòng Khám trên mây - loại SaaS/Cloud và On Premise

    Hình 08 - Minh họa một PMS: Phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis

    Đã qua thời của chục năm về trước, khi mà PMS được cài đặt và chạy trên từng máy tính, hay được cài đặt trên từng máy chủ tại chỗ (on-site server) để chạy trên một mạng cục bộ. PMS ngày nay là thời chuyển đổi số cho phòng khám, nên cần vận hành trên nền tảng web-based hay SaaS/Cloud (hay On Premise), là một xu thế tất yếu và không thể đảo ngược!

    Nhân đây Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến Quý Bạn và cộng đồng phòng khám Việt Nam, phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis, một PMS trên mây - loại SaaS/Cloud | On Premise. Chúng tôi thật sự tin tưởng rằng, phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis sẽ đưa phòng khám Bạn đến với Chuyên nghiệp, Hiện đại, Telemedicine và Chuyển đổi số!

    Website phòng khám là gì?

    Website phòng khám đại diện cho cánh cửa thương hiệu của phòng khám Bạn thời 4 chấm. Có website thì Bạn mới có quảng cáo để thu hút khách vào trang web, mới có nuôi dưỡng bệnh nhân tiềm năng trong phễu phòng khám, mới có chăm sóc và tương tác cả bệnh nhân tiềm năng lẫn bệnh nhân khách hàng ...

    Website phòng khám là gì?

    Hình 09 - VietMis dùng Web7Màu CMS và WordPress CMS để thiết kế website cho phòng khám

    VietMis dùng Web7Màu CMS (dotNET CMS, một sản phẩm của VietMis) và WordPress CMS (PHP CMS) để thiết kế website cho phòng khám. Nhân tiện, mời Bạn có thể tìm hiểu giải pháp thiết kế website của VietMis cho phòng khám của mình tại đây <-|

    Healthcare Marketing cho phòng khám là gì?

    Healthcare Marketing là giải pháp 'thập cẩm' made by VietMis dành cho website phòng khám; bao gồm quảng cáo Google hay Facebook, tối ưu hóa cho phòng khám (giải pháp VietMis dùng CRO và eHealth Sales Funnel), Email Marketing và CRM cho phòng khám (dùng eHealth CRM), tự động hóa khâu CRM & Marketing cho phòng khám (dùng ActiveCampaign) và cả Content & Inbound Marketing của VietMis nữa ...

    Healthcare Marketing cho phòng khám là gì

    Hình 10 - 5 bước Healthcare Marketing cho phòng khám [hình ảnh của VietMis]

    Các công cụ hỗ trợ cho Healthcare Marketing cho phòng khám vừa kể ở trên, tất cả đều nên là SaaS/Cloud. Mời Bạn tìm hiểu rõ hơn các giải pháp Healthcare Marketing của VietMis cho phòng khám tại đây: Conversion Rate Optimization (CRO), Content & Inbound Marketing ...

    Phòng khám Bạn nên dùng EMR trên mây - loại SaaS/Cloud (hay On Premise)

    PMS với EMR tuy 2 mà 1, EMR với PMS dẫu 1 mà 2

    Hình 11 - Phòng khám Bạn nên dùng EMR trên mây - loại SaaS/Cloud hay On Premise

    Ngẫm về lịch sử và quá khứ của EMR một chút ...

    Chắc hồ sơ bệnh nhân giấy (EMR không E~, MR, Medical Record) ra đời từ khi công nghệ giấy ra đời!

    Còn hồ sơ y tế điện tử hay bệnh án điện tử (EMR, Electronic Medical Record) ra đời từ khi PMS ra đời! Chắc là vậy, bởi vì trong PMS từ xưa đã mặc nhiên có một phân hệ hay module EMR để quản lý hồ sơ bệnh nhân! Nhưng EMR từ xưa chưa rõ ràng danh phận, như đứng dưới cái bóng của PMS mà thôi!

    Mãi cho đến khi EHR xuất hiện thì EMR mới được rõ ràng danh phận, EMR có sứ mệnh kết nối và cập nhật bộ hồ sơ y tế điện tử của phòng khám mình cho EHR, để rồi EHR chia sẻ bộ hồ sơ sức khỏe điện tử đầy đủ nhất đến mọi phòng khám, mọi bác sĩ khám chữa bệnh ...

    Thời nay, EMR với PMS tuy hai mà một, PMS với EMR dẫu một mà hai ...

    Thật vậy, EMR và PMS của phòng khám thời nay giống như câu ca đó, EMR và PMS như hai khoa trong cùng một phòng khám. EMR là phần mềm mà y bác sĩ và nhân viên lâm sàng sử dụng để ghi lại việc chăm sóc bệnh nhân trong phòng khám. PMS là phần mềm mà các nhân viên hành chính / văn phòng sử dụng để thực hiện các công việc hàng ngày của phòng khám.

    Mà PMS ngày nay đã lên mây rồi, thì EMR cũng phải web-based, hoặc SaaS/Cloud, hoặc On Premise thôi!

    Phòng khám Bạn nên dùng EHR trên mây - chỉ loại SaaS/Cloud mà thôi!

    So sánh EHR và PMS

    Hình 12 - Phòng khám Bạn nên dùng EHR trên mây - chỉ loại SaaS/Cloud mà thôi!

    Vì người dùng của PMS & EMR là một phòng khám

    Một sự khác biệt lớn giữa EHR và PMS & EMR liên quan đến người dùng của hệ thống. Người dùng của PMS & EMR là nội bộ trong một phòng khám, như nhân viên lễ tân thì chỉ quản dữ liệu của PMS mà không cần truy cập vào lịch sử chi tiết của bệnh nhân; còn bác sĩ thì quan tâm nhiều đến bệnh án điện tử hay EMR mà không có lý do gì để truy cập thông tin bảo hiểm y tế của bệnh nhân ... 

    Còn người dùng của EHR là toàn xã hội

    Còn người dùng của EHR là toàn xã hội; bao gồm cá nhân như bác sĩ & nha sĩ & y tá khám chữa bệnh, chuyên gia nghiên cứu, và mọi người đóng vai trò là bệnh nhân; hay tổ chức như bệnh viện, phòng khám, viện nghiên cứu, trung tâm xét nghiệm máu, trung tâm chẩn đoán hình ảnh, và có cả doanh nghiệp bảo hiểm hay công ty tài chính nữa ... 

    Vì PMS và EMR là chuyện riêng của phòng khám, nên Bạn có thể đầu tư PMS và EMR trên mây loại SaaS/Cloud (Thuê) hay On Premise (Mua) đều được cả. Vì EHR là chuyện chung của cả xã hội, thường do nhà nước hay bệnh viện lớn xây dựng và vận hành, nên Bạn chỉ cần đầu tư EHR trên mây loại SaaS/Cloud (Thuê) là tối ưu và hoàn chỉnh nhất.

    Mời Bạn tham quan một hệ thống EHR SaaS/Cloud - ChARM EHR

    ChARM EHR là gì?

    ChARM EHR là giải pháp EHR lưu động (ambulatory EHR), vừa EHR, vừa quản lý phòng khám (PMS) vừa thanh toán y tế trực tuyến (medical billing), tất cả hoạt động trên nền tảng SaaS, dành cho các phòng khám quy mô vừa và nhỏ; giúp nâng tầm phòng khám, và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

    ChARM EHR cho phép phòng khám Bạn lên lịch các cuộc hẹn (schedule appointments), chia sẻ bảng câu hỏi (questionnaires) trước cuộc hẹn, ghi lại các lần khám chữa bệnh của bệnh nhân, duy trì thông tin toàn diện về tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân ... Phòng khám Bạn có thể truy cập dữ liệu bệnh nhân, lịch hẹn và chứng từ của bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi, bằng desktop, laptop hay iPad.

    Quy trình làm việc của phòng khám

    Xem Hình 12 ngay dưới, là một quy trình làm việc chuẩn (standard workflow) của phòng khám trên ChARM EHR, theo đợt điều trị tổng thể của một bệnh nhân: FRONT OFFICE -> NURSE -> PHYSICIAN -> THERAPIST / NURSE -> LAB TECHNICIAN -> PHARMACIST -> FRONT OFFICE ...

    Minh họa một quy trình làm việc của phòng khám trên EHR

    Hình 13 - Minh họa quy trình làm việc của phòng khám trên EHR SaaS/Cloud [hình ảnh của ChARM EHR]

    Đăng ký của bệnh nhân

    Quy trình làm việc của phòng khám bắt đầu với việc đăng ký của bệnh nhân (patient registration). Front office có thể đăng ký bệnh nhân qua điện thoại hoặc khi họ bước vào phòng khám. Khi bệnh nhân đăng ký, họ cũng được cung cấp 1 tài khoản miễn phí trong cổng thông tin bệnh nhân (patient portal). Tất cả các cuộc hẹn trong tương lai cũng có thể được yêu cầu thông qua cổng thông tin bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn.

    Bảng câu hỏi gởi bệnh nhân trước cuộc hẹn

    Phòng khám có thể chia sẻ bảng câu hỏi (questionnaires) trước cuộc hẹn, bảng câu hỏi này sẽ hiển thị trong cổng thông tin bệnh nhân, và có thông báo cho bệnh nhân qua email. Bệnh nhân có thể điền vào bảng câu hỏi, chia sẻ tiền sử bệnh (medical history) và các giấy tờ khác với phòng khám trước khi đến khám. Điều này làm giảm đáng kể thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại phòng khám.

    Ứng dụng Đăng ký bệnh nhân

    EHR cũng cung cấp ứng dụng Đăng ký bệnh nhân trên iPad, nên rất hữu ích cho những bệnh nhân đến khám để điền thông tin chi tiết của họ bao gồm tiền sử bệnh, bệnh nền hiện tại, dị ứng, điều trị đã thực hiện ... Thông tin này có thể được bác sĩ truy cập ngay lập tức trong biểu đồ bệnh nhân (patient chart) suốt quá trình tư vấn, để phòng khám có thể đưa ra các quyết định lâm sàng sáng suốt để khám chữa bệnh tốt hơn

    Mẫu (template) và biểu đồ

    ChARM EHR hỗ trợ tạo mẫu (template) đơn thuốc (prescriptions) và thuốc bổ trợ, mẫu công việc phòng lab, và mẫu chẩn đoán thường được sử dụng; cho phép nhập dữ liệu nhanh chóng vào các biểu đồ Encounter Charts. Các mẫu có thể tùy chỉnh, phòng khám có thể nhập dữ liệu bằng cách bấm chọn các nút checkboxes, giúp Bạn giảm đáng kể thời gian nhập liệu. Ngoài ra ChARM EHR cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập biểu đồ dễ dàng và nhanh chóng thông qua việc hỗ trợ đa dạng loại biểu đồ như Nhanh (Quick), Cơ bản (Brief) và Chi tiết (Comprehensive).

    Tích hợp phòng thí nghiệm lớn dùng HL7. Hỗ trợ kê toa điện tử

    ChARM EHR có tích hợp với các phòng thí nghiệm lớn dùng chuẩn HL7. Các yêu cầu thí nghiệm được chuyển trực tiếp đến các phòng thí nghiệm và kết quả được chuyển về EHR để các bác sĩ xem xét. ChARM EHR hỗ trợ kê toa điện tử (e-prescribing) và bệnh nhân có thể đến lấy trực tiếp từ nhà thuốc, nên giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân.

    Khám chữa bệnh, lập và xuất hóa đơn

    Khi đăng biểu đồ Encounter Chart, y tá hoặc bác sĩ có thể tra cứu ghi chú của biểu đồ (chart note) và thực hiện các thủ tục bao gồm cả việc tiêm thuốc. Văn phòng lễ tân hoặc người lập hóa đơn có thể tạo hóa đơn và xuất hóa đơn cho bệnh nhân. Người lập hóa đơn có thể theo dõi các hóa đơn chờ xử lý, các phiếu thu, và các khoản phải thu khác.

    Quản lý thuốc nội bộ

    ChARM EHR cũng hỗ trợ mô-đun quản lý thuốc nội bộ, nơi các phòng khám có thể quản lý kho thuốc, thuốc bổ trợ của mình và phân phối chúng. Dược sĩ bán thuốc có thể theo dõi mức tồn kho, báo cáo nhập-xuất-tồn kho hiện tại, hạn sử dụng thuốc, và kế hoạch nhập thuốc.

    Nếu Việt Nam có một hệ thống EHR như ChARM EHR, thì phòng khám Bạn vừa đầu tư một hệ thống [PMS + Website + Healthcare Marketing] 'toàn SaaS toàn web-based', vừa tham gia vào hệ thống EHR như thế, thật là tuyệt vời phải không nào!

    4 lợi ích của EHR SaaS/Cloud mang lại cho phòng khám, bác sĩ, và mọi bệnh nhân

    EHR ví như cuộc cách mạng về quản lý phòng khám, thôi thì, trong khi chờ đợi Việt Nam sẽ có EHR SaaS/Cloud, bây giờ chúng ta cùng nhau điểm qua 4 lợi ích nổi trội nhất của EHR SaaS/Cloud nhé.

    Lợi ích 1: EHR SaaS/Cloud là... TRUY CẬP NHANH

    Khi nói đến EHR SaaS/Cloud thì khả năng truy cập là một lợi thế chính. Bạn (bác sĩ phòng khám) có thể đăng nhập và làm việc với EHR của mình mọi lúc mọi nơi - tiêu chí duy nhất chỉ là có mạng (internet). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các bác sĩ chủ phòng khám, nếu họ đang ở bên ngoài và cần xem lại tiền sử bệnh của một bệnh nhân nào đó (patient’s medical history).

    Khả năng truy cập (Accessibility) của EHR trên mây

    Hình 14 - Khả năng truy cập nhanh là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của EHR SaaS/Cloud

    Tương tự, việc sử dụng cổng thông tin bệnh nhân (patient portals) của hệ thống EHR cho phép bệnh nhân của Bạn truy cập nhanh kết quả xét nghiệm (laboratory results), giao tiếp nhanh với bác sĩ của họ, yêu cầu nhanh kê đơn tiếp tiếp (repeat prescriptions), thanh toán (payments) và hơn thế nữa. Bệnh nhân có thể sử dụng cổng thông tin bệnh nhân để truy cập nhanh các biểu mẫu và thông tin cơ bản, giúp giảm đáng kể số lượng biểu mẫu và thời gian điền & chuyển thủ công. Họ cũng có thể tức thời nhận được lời nhắc về đơn thuốc (prescriptions) và xét nghiệm (tests) mà họ cần thực hiện, ngoài việc kiểm tra hồ sơ sức khỏe điện tử của họ. 

    TRUY CẬP NHANH, cho phép cả bác sĩ lẫn bệnh nhân tiếp cận thông tin, xử lý công việc, truyền nhận kết quả ... kịp thời, nhanh chóng, và tuyệt vời, phải không nào!

    Lợi ích 2: EHR SaaS/Cloud là... HIỆU QUẢ cho phòng khám, bác sĩ và mọi bệnh nhân

    Kê toa điện tử (electronic prescribing) là một ví dụ tuyệt vời về cách cải thiện chăm sóc bệnh nhân, vì nó tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Lợi ích của việc kê đơn điện tử là rất rõ ràng: bác sĩ có thể nhanh chóng chuyển đơn thuốc mới đến nhà thuốc của bệnh nhân, nên giảm tình trạng dư thừa và giảm thiểu rủi ro sai sót. Ví dụ, dược sĩ có thể được thông báo về bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào của thuốc hoặc dị ứng thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải. Bệnh nhân cũng được hưởng lợi vì đơn thuốc của họ thường đã sẵn sàng trước khi họ đến nhà thuốc.

    EHR SaaSCloud là HIỆU QUẢ cho phòng khám, bác sĩ và mọi bệnh nhân

    Hình 15 - EHR SaaSCloud là HIỆU QUẢ cho phòng khám, bác sĩ và mọi bệnh nhân

    Với các quy trình làm việc thông minh, EHR SaaS/Cloud cho phép các phòng khám tăng tốc độ khám chữa bệnh để khám nhiều bệnh nhân hơn trong ngày, mà không phải 'hy sinh' chất lượng chăm sóc bệnh nhân, từ đó tăng thêm thu nhập và uy tín cho phòng khám. Các bác sĩ phòng khám Bạn giờ đây có thể quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân, và dành ít thời gian hơn cho các bảng tính tiền bạc hay đống tài liệu chất cao. 

    Ngoài ra, EHR SaaS/Cloud giúp nhiều phòng khám làm việc cùng nhau dễ dàng hơn. Khi bệnh nhân chuyển sang phòng khám mới, hoặc đến cơ sở y tế khác để được điều trị chuyên khoa, thì phòng khám / cơ sở y tế mới đã có sẵn hồ sơ sức khỏe của họ cả rồi. 

    Vâng, EHR SaaS/Cloud cho phép phòng khám Bạn kê toa điện tử, quy trình làm việc thông minh, hợp tác khám chữa bệnh với các phòng khám khác, ... Phòng khám, và bác sĩ làm việc trên EHR thật là HIỆU QUẢ, đảm bảo rằng bệnh nhân của Bạn được chăm sóc một cách tốt nhất.

    Lợi ích 3: EHR SaaS/Cloud là... BẢO MẬT CAO

    AJMC - một tạp chí y khoa nổi tiếng của Hoa Kỳ - giải thích những lợi ích chính của các giải pháp EHR SaaS/Cloud: “Trong các hệ thống SaaS/Cloud, các bác sĩ không phải lo lắng về sự cố hệ thống, thiên tai hoặc điều kiện thời tiết có thể phá hủy hệ thống trong nháy mắt. Các yêu cầu, giao thức và khả năng sao lưu của hệ thống EHR truyền thống (tức EHR 'phi' đám mây) không phải lúc nào cũng an toàn và đảm bảo khi gặp sự cố hay thiên tai. Dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ trên mây SaaS/Cloud sẽ luôn sẵn sàng, có thể truy cập từ bất kỳ vị trí nào và bất kỳ lúc nào, có thể khôi phục dù gặp sự cố hay thiên tai".

    EHR trên mây được BẢO MẬT CAO

    Hình 16 - Hình minh họa EHR SaaS/Cloud luôn được bảo mật cao

    Các vấn đề bảo mật, đặc biệt là về tính bảo mật thông tin của bệnh nhân, được giải quyết thông qua các nỗ lực cẩn thận và các chiến thuật của máy chủ đám mây (cloud server), chẳng hạn như phân tích rủi ro, mã hóa dữ liệu... để đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu y tế của bệnh nhân. 

    HIPAA (The Health Insurance Portability and Accountability Act) đã giúp đảm bảo và bảo vệ tính bí mật và an toàn của thông tin y tế. “Thông tin sức khỏe” này bao gồm thông tin sức khỏe bệnh nhân điện tử (electronic patient health information, ePHI), do đó, loại dữ liệu này phải được bảo vệ an toàn.

    Lợi ích 4: EHR SaaS/Cloud là... NHIỀU QUY TRÌNH LÀM VIỆC THÔNG MINH

    Nhưng trên tất cả mọi thứ khác, các hệ thống EHR SaaS/Cloud sẽ có nhiều tiện ích mở rộng hơn, có nhiều công cụ bổ sung hơn, chúng góp phần làm cho hệ thống EHR SaaS/Cloud có nhiều quy trình làm việc thông minh (smart workflows) hơn cho phòng khám.

    EHR SaaSCloud có nhiều QUY TRÌNH LÀM VIỆC THÔNG MINH

    Hình 17 - EHR SaaS/Cloud có nhiều QUY TRÌNH LÀM VIỆC THÔNG MINH

    Sử dụng AImáy học (machine learning), có thể tạo ra các kịch bản điều trị (treatment scenarios), như cung cấp tối ưu hóa chế độ ăn kiêng thông minh (smart diet optimization) dựa trên xét nghiệm máu sinh hóa (biochemical blood tests); hay phân tích dữ liệu của bệnh nhân để đưa ra dự đoán về nhu cầu phẫu thuật, thuốc men, nhập viện ...

    Thị giác máy tính (computer vision) và các thuật toán AI cũng có thể giúp phân loại các trường hợp trong danh sách làm việc của hệ thống (system’s worklist) để các 'cases bệnh' quan trọng nhất được chú ý ngay lập tức. Các thuật toán AI có thể 'ưu tiên hóa' các cases bệnh dựa trên phát hiện tự động; ví dụ, các cases quan trọng, chẳng hạn như CT đầu bị xuất huyết não, sẽ được đặt ở trên cùng, và các cases thông thường sẽ đặt ở dưới cùng. Về lâu dài, một công cụ như vậy có thể kết hợp dữ liệu liên ngành với dữ liệu hình ảnh để đạt được chẩn đoán đáng tin cậy nhất, đề xuất các nghiên cứu (workup) và tiên lượng (prognosis) tiếp theo.

    Ngoài ra, nhiều vấn đề của phòng khám với bệnh nhân có thể được giải quyết trực tuyến. Các cuộc họp không yêu cầu đến văn phòng có thể được xử lý trực tuyến và thông qua các ứng dụng di động. Để cung cấp thông tin liên lạc liên tục giữa bác sĩ và bệnh nhân, một hệ thống SaaS/Cloud có các chatbots với các kịch bản giao tiếp (communication scripts) khác nhau. Thường bệnh nhân sẽ học cách ứng xử trong các tình huống khác nhau, cũng như cung cấp cho bác sĩ những phản hồi về kết quả điều trị.

    Lời kết

    Nhân vật 'chính yếu' của bài viết này là EHR, nhân vật 'chính phụ'PMS & EMR, các 'diễn viên' như PHR, Website, Healthcare Marketing, cùng nhiều 'vai quần chúng' khác như eHealth Sales Funnel, eHealth CRM, Google Ads, Facebook Ads, CRO, Email Marketing, ActiveCampaign, Content & Inbound Marketing ... 'Trang phục' mà mọi diễn viên của bài viết cần phải mặc là SaaS/Cloud, web-based, cloud-based, On Premise ... 'Thông điệp' của bài viết này là Phòng khám tiến lên Telemedicine và Chuyển đổi số ... Khán giả của bài viết này là Quý khách hàng của VietMis; Quý độc giả của VietMis Blog và VietMis Hub; và tất cả mọi người ...

    Vì Việt Nam chúng ta đang vắng bóng nhân vật chính yếu EHR, chúng ta đang mơ về một ngày không xa sẽ được gặp 'nàng tiên' ấy. Còn nhân vật chính phụ PMS & EMR đang có ở đây, chúng ta có thấu chăng tấm lòng của 'nàng lọ lem' ấy.

    Mơ khách đường xa, khách đường xa / Áo em trắng quá nhìn không ra / Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà? Okie, Bạn cứ mơ về EHR nhé, trong thời gian mơ mộng, mời Bạn dùng thử một PMS của VietMis - phần mềm eHealth Phòng Khám, dù sương khói bị mờ nhân ảnh, nhưng chắc chắn là em PMS này thật có tâm thật có tầm và thật đậm đà thật đấy ấy hihi ...

    Thôi thoát mơ, ngay từ bây giờ, phòng khám Bạn nên cân nhắc cài đặt các hệ thống [PMS + EMR] và [PMS + Website + Healthcare Marketing]. Chúng tôi khuyên Bạn nên tìm hệ thống PMS và EMR trên mây loại SaaS/Cloud hay On Premise cho thật phù hợp; nên đầu tư một Website, và bắt đầu tìm hiểu và dùng thành thạo các công cụ SaaS chuyên làm Healthcare Marketing. Chúc Bạn thành công và hạnh phúc!

    Phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis

    Hình 18 - Phần mềm eHealth Phòng Khám của VietMis đã tích hợp sẵn hồ sơ bệnh nhân (EMR); có 2 gói Standard & Premium thuộc loại SaaS/Cloud cho phòng khám Bạn THUÊ và thanh toán tiền từng năm; có gói On Demand thuộc loại On Premise, lập trình theo yêu cầu, Bạn MUA và thanh toán 1 lần

    Nguồn tham khảo

    VietMis
    CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

    Chủ Quản

    • Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin Thông Minh
    • Địa chỉ: 231/41 Nguyễn Duy Dương P.4 Q.10 Tp.HCM
    • Ngân hàng ACB: Số TK 95145919 - Chi nhánh Điện Biên Phủ
    • Tổng giám đốc: Nguyễn Hồng Chương
    • Giấy phép thành lập công ty số 0310576146, do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 12/01/2011
    EHR, EMR, PHR và PMS là gì? Tại sao phòng khám Bạn nên dùng PMS, EMR và EHR trên mây theo loại SaaS/Cloud?Rating: 5 out of 1026259.

    Phần mềm quản lý kinh doanh dịch vụ, đa ngành nghề - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý bán hàng - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý trường lớp, trung tâm dạy kèm - VietMis eBiz Kinh Doanh Lớp Học