Tìm kiếm:

Phân biệt tiền điện tử và tiền ảo

Mục lục bài viết

    ĐỜI LẪN LỘN NHƯNG TA KHÔNG LẪN LỘN 😊

    Tiền Điện Tử (hay Tiền Kỹ Thuật Số, Digital Money) và Tiền Ảo (hay Tiền Mã Hoá, Cryptocurrency) là những khái niệm được sử dụng nhiều trên các phương tiện truyền thông, báo chí hay trong những câu chuyện hàng ngày. Tuy nhiên, rất nhiều người lại không hiểu rõ bản chất của hai khái niệm này, do đó rất hay sử dụng lẫn lộn nhau một cách sai lầm.

    Trên thực tế, Tiền Đện Tử và Tiền Ảo là hai đối tượng hoàn toàn khác biệt. Do chúng cùng hoạt động dựa trên nền tảng số, kết nối các bên liên quan bằng phương thức điện tử và xử lý giao dịch qua hệ thống máy tính kết nối mạng nên dễ dàng gây nhầm lẫn.

    TIỀN ĐIỆN TỬ

    Hiểu một cách đơn giản, Tiền Điện Tử hay Tiền Kỹ Thuật Số (Digital Money) là cách thức thể hiện dưới dạng số hoá giá trị tiền pháp định của một quốc gia (ví dụ: đ, CNY, USD, EUR ...). Đồng tiền này được đảm bảo bởi ngân hàng trung ương (NHTW) quốc gia đó hay các tổ chức tài chính chịu sự quản lý của NHTW.

    Tại Việt Nam, Tiền Điện Tử đã và đang tồn tại trên thị trường dưới hai dạng thức chính gồm VÍ ĐIỆN TỬ và THẺ TRẢ TRƯỚC.

    TIỀN ẢO

    Trong khi đó, Tiền Ảo hay còn gọi là Tiền Mã Hoá (Cryptocurrency) không phải là đồng tiền pháp định, không được phát hành hay bảo đảm bởi bất kỳ Chính phủ hay NHTW, cơ quan quản lý tiền tệ ở bất kỳ quốc gia nào. Nó có hoạt động phân tán và mang tính ẩn danh cao, không chịu sự quản lý và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Theo Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (ISO), Tiền Ảo là tài sản ảo có tính chất tiền tệ tức có thể sử dụng nó làm phương tiện trao đổi hay một tài sản có giá trị trong một môi trường cụ thể.

    Theo Quốc hội và Hội đồng của Liên minh Châu Âu (EU): "Tiền Ảo là thể hiện giá trị dưới dạng số. Giá trị này không được một ngân hàng trung ương hay một cơ quan nhà nước nào phát hành hay đảm bảo, nó không gắn liền với một đồng tiền pháp định nào và không có địa vị pháp lý của tiền tệ nhưng lại được chấp nhận bởi cá nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện trao đổi. Nó có thể được chuyển đổi, lưu trữ hay giao dịch bằng phương thức điện tử".

    Xem Hình 01: Bảng so sánh Tiền Điện Tử và Tiền Ảo

    Bảng so sánh Tiền Điện Tử và Tiền Ảo

    TIỀN ẢO ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở NHIỀU NHU CẦU KHÁC NHAU

    Ông Leohard A. Weese, Chủ tịch Hiệp hội Bitcoin Hong Kong, cho biết Tiền Điện Tử có đặc tính giống như tiền mặt ở ngân hàng, còn Tền Mã Hoá lại giống như vàng. Khi bạn mua vàng, bạn giữ nó như một dạng tích trữ giá trị, không biết rõ giá trị trong tương lai.

    Ông cũng chỉ ra nhiều dạng thức sử dụng Tiền Ảo nói chung hay Bitcoin nói riêng trên thế giới như dùng để đầu cơ, lưu trữ giá trị hay phương tiện trao đổi (thanh toán trực tuyến, thanh toán quốc tế).

    Đồng Bitcoin có một ưu điểm vượt trội khiến nó thay thế việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng là chi phí chuyển tiền thấp và tốc độ chuyển rất nhanh. Bitcoin có thể xử lý khoảng 5 giao dịch mỗi giây.

    Việc tham gia mạng lưới Tiền Ảo rất dễ dàng với việc quản lý sở hữu bằng Blockchain. Ai cũng có thể chạy phần mềm ứng dụng và tham gia mạng lưới.

    Tiền Mã Hoá cũng dễ dàng chia nhỏ và có thể dễ dàng hoán đổi trong quá trình sử dụng. Đặc biệt Tiền Ảo có một đặc tính là "ẩn danh", nó không chịu quản lý bởi bất kỳ Chính phủ hay doanh nghiệp nào.

    Chuyển tiền thông qua Bitcoin bỏ qua giới hạn địa lý với mức phí chuyển tiền rất thấp.

    Đối với những người làm việc online, nhận công việc từ nhiều nước khác, việc nhận tiền công bằng Bitcoin mang lại sự thuận tiện hơn rất nhiều. Do đó nhờ Bitcoin, họ có thể kinh doanh, bán hàng, nhận tiền trên qui mô toàn cầu và không bị quản lý bởi các nhà cầm quyền.

    Đối với những người không có tài khoản ngân hàng hay những vùng khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, sử dụng Bitcoin/ Tiền Ảo là một sự lựa chọn khiến họ đạt được mục đích giao dịch.

    RỦI RO KHI SỬ DỤNG Bitcoin LÀ GÌ?

    Mặc dù có một số ưu điểm khiến Tiền Ảo được coi trọng ở nhiều nơi nhưng việc sử dụng Tiền Ảo cũng mang đến nhiều nguy cơ cho cả người giao dịch và chính quyền các nước. Do khả năng "ẩn danh", tính chất biến động lớn và không có đảm bảo nên đồng tiền này bị cấm hoặc hạn chế sử dụng tại nhiều nước.

    Trước hết, việc nắm giữ Bitcoin là giữ "một chuỗi thông tin" không định danh, nếu gặp trường hợp bị trộm thì bạn sẽ mất hoàn toàn nó. Cùng với đó, giao dịch Tiền Ảo là không thể đảo ngược, không khôi phục được, do đó nó không cho phép sai lầm xảy ra trước khi tiến hành giao dịch.

    Người ta cũng đặt nghi vấn về nguy cơ rửa tiền qua Bitcoin bởi tính chất "ẩn danh" và khó có thể truy xuất nguồn gốc ban đầu của giao dịch. Tuy nhiên, theo ông Leohard A. Weese: "Nguy cơ rửa tiền qua Bitcoin là thấp theo một báo cáo mới đây của FBI, bởi những người sử dụng Bitcoin sẽ được chú ý hơn trong quá trình điều tra".

    Ông cũng nhấn mạnh rằng, mặc dù việc kiểm soát giao dịch Bitcoin là khó, sẽ vẫn có những cách thức quản lý nó.

    Thông tin giao dịch vẫn sẽ được lưu lại tại các sàn giao dịch hay trung gian thanh toán (những tổ chức tương tự như các công ty Fintech) và do đây là hoạt động hợp pháp, nên họ vẫn phải cung cấp thông tin giao dịch trong một số trường hợp cần thiết cho các cơ quan chức năng.

    Bạn có thể đọc lại bài viết chia sẻ ở link sau ...

    Bài viết liên quan

    VietMis
    CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ

    Chủ Quản

    • Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thông Tin Thông Minh
    • Địa chỉ: 231/41 Nguyễn Duy Dương P.4 Q.10 Tp.HCM
    • Ngân hàng ACB: Số TK 95145919 - Chi nhánh Điện Biên Phủ
    • Tổng giám đốc: Nguyễn Hồng Chương
    • Giấy phép thành lập công ty số 0310576146, do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 12/01/2011
    Phân biệt tiền điện tử và tiền ảoRating: 7 out of 1024381.

    Phần mềm quản lý kinh doanh dịch vụ, đa ngành nghề - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý bán hàng - VietMis eBiz Kinh Doanh

    Phần mềm quản lý trường lớp, trung tâm dạy kèm - VietMis eBiz Kinh Doanh Lớp Học