WordPress là gì? Điều gì khiến nó trở thành một nền tảng quản trị nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới? Website WordPress hiện đang vượt mức 30% trên tổng sổ website trên toàn thế giới – và vẫn đang tiếp tục tăng!
Một hệ quản trị nội dung là một ứng dụng giúp chủ website, nhà biên tập và tác giả quản lý website của họ và xuất bản nội dung mà không cần kiến thức lập trình.
WordPress sử dụng PHP và MySQL, 2 thành phần được hỗ trợ hoàn toàn trên mọi web hosts. Ngoài ra, vì mức độ phổ biến của WordPress, nhiều nhà cung cấp còn đặc biệt tạo ra những gói WordPress hosting để hoàn thiện tốc độ, hiệu năng và độ ổn định cho website.
Thông thường, những ai dùng CMS sẽ dùng nó cho blog, nhưng WordPress site có thể dễ dàng biến thành một cửa hàng online, một trang portfolio, hoặc một tờ báo, hoặc bất kỳ loại website nào Bạn muốn.
Một trong số những ưu điểm lớn nhất của WordPress là giao diện dễ sử dụng và liên tục. Nếu Bạn biết cách dùng Microsoft Word, tức là Bạn không phải lo về WordPress; Bạn có thể dễ dàng tạo và xuất bản nội dung chỉ trong vài phút!
Hình 01 - Màn hình tạo bài viết mới trên Wordpress
Ngoài ra, WordPress còn là mã nguồn mở và miễn phí cho mọi người. Thực tế, cũng vì việc này mà đã có hàng triệu người trên toàn thế giới tạo ra được những website hiện đại, chất lượng cao, bất kể họ là những người mới vào nghề hay đã có kinh nghiệm lâu năm.
Lịch sử của Wordpress
WordPress được tạo ra năm 2003 bởi 2 lập trình viên, Matt Mullenweg và Mike Little. Họ bắt đầu xây dựng một nền tảng blogging trên một ứng dụng đã bị ngừng hoạt động là b2/cafeblog. Không lâu sau dự án đó bị bỏ rơi, họ quyết định fork nó và tiếp tục phát triển riêng.
Họ phát hành phiên bản đầu tiên của WordPress (WordPress 1.0) vào tháng Một năm 2004. Nó rất khác so với hệ quản trị nội dung bây giờ vì giờ bạn thấy nó có rất nhiều tính năng. Tuy nhiên, trước đây nó chỉ có vài tính năng chính mà chúng ta vẫn dùng tới tận bây giờ, như là WordPress editor, cài đặt dễ dàng, sử dụng permanent link đẹp, hệ quản trị người dùng, quản lý bình luận, vâng vâng.
Từ 2004, WordPress đã trải qua nhiều đợt biến đổi lớn. Ngày nay, dự án WordPress được tiếp tục phát triển, quản lý và vận hành bởi một công động mã nguồn mở với hàng ngàn thành viên riêng. Họ làm việc từ xa, nhiều người là tình nguyện viên, họ gặp gỡ trong một buổi hội thảo gọi là WordCamp. WordPress vẫn đang trên đà phát triển và phiên bản mới thường được phát hành mỗi 2, 3 tháng. Mỗi phiên bản đều có thêm tính năng mới và cập nhật bảo mật.
Sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com là gì?
Khi bạn tìm WordPress trong Google hoặc trên các công cụ tìm kiếm khác, bạn sẽ thấy có 2 website liên quan là WordPress.com và WordPress.org. Nó có thể gây nhầm lẫn, tuy nhiên mỗi trang có mục đích riêng và người dùng riêng.
WordPress.org
WordPress.org là website bạn cần nếu bạn muốn tự tạo một website WordPress riêng (self-hosted WordPress site). Bạn có thể tải nền tảng này về và tìm theme và plugin miễn phí tại đây. Để host website của bạn, bạn cần đăng ký tên miền và thuê một gói web hosting.
WordPress sử dụng PHP và MySQL để chạy, 2 thành phần được hỗ trợ trên mọi web host. Tuy nhiên, có nhiều web hosting cũng tạo riêng gói WordPress hosting để có một môi trường hosting phù hợp và tối ưu nhất cho WordPress.
WordPress.com
WordPress.com là một công ty hosting sử dụng WordPress content management system cho mọi blog được trên nó. Người dùng đăng ký dịch vụ sẽ nhận một blog riêng có tên miền như myblog.wordpress.com (dĩ nhiên, tên miền riêng cũng có thể được dùng, bạn chỉ cần trả một khoảng phí). Gói mặc định là miễn phí, mặc dù nó có vài giới hạn.
Loại website nào tôi có thể tạo với WordPress?
WordPress là một công cụ rất linh hoạt bạn có thể dùng để tạo nhiều loại website. Trên thực tế, tạo website bằng WordPress cho bạn khả năng tùy biến gần như không giới hạn. Chúng tôi đã tổng hợp một số cách để giúp bạn dễ hình dung hơn:
Blogs
WordPress khởi đầu là một công cụ blogging, và nó vẫn được dùng nhiều nhất tới bây giờ. Bạn có thể tạo một bài viết đơn giản nhất, sau khi đặt mua gói WordPress cơ bản. Sau đó, khi blog của bạn được nhiều người đọc hơn, bạn hãy nâng cấp lên gói phù hợp hơn.
Portfolios (danh mục sản phẩm)
Freelancers, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhạc sĩ, tác giả, và những công việc sáng tạo khác thường chọn WordPress làm nền tảng để thể hiện danh mục sáng tạo của họ. Có nhiều loại portfolio themes trên WordPress.org, với nhiều themes có đủ tính năng bạn cần như: thư viện ảnh, lightboxes, và portfolio grids.
Website doanh nghiệp
Nếu bạn có một doanh nghiệp nhỏ, bạn sẽ thấy WordPress là một giải pháp hoàn hảo cho website. Thậm chí, nhiều tập đoàn lớn cũng sử dụng WordPress làm website cho công ty họ, mặc dù WordPress nổi tiếng trong giới SMEs hơn.
Website WordPress từ thiện
Vì WordPress có giá thành thấp để vận hành, và dễ học, không ngạc nhiên khi nó là nền tảng ưa thích của các tổ chức từ thiện hoặc nhà thờ. Nhờ vào WordPress, những tổ chức phi lơi nhuận có sự hiện diện trên mạng tốt hơn bao giờ hết.
Cửa hàng online
Bạn có thể tạo một website bán hàng online bằng WordPress mà không cần kiến thức lập trình. WooCommerce, plugin thương mại điện tử lớn nhất trên WordPress sẽ giúp bạn tạo một cửa hàng online với các tính năng quan trọng như shopping carts, và giao diện quản lý đơn hàng, trang thanh toán, một click hoàn phí, và nhiều yếu tố nữa cho website WordPress của bạn.
Các website nổi tiếng sử dụng WordPress
The New Yorker
Toàn bộ hệ thống của tờ báoThe New Yorker nổi tiếng nhất nước Mỹ vận hành bởi WordPress.
TechCrunch
TechCrunch là một site phải biết cho những ai yêu thích công nghệ và các tin tức khởi nghiệp – một lựa chọn không tồi phải không, khi họ chọn WordPress làm nền tảng chính của website này?
Sony Music
Website Sony Music là ví dụ hoàn hảo cho một thương hiệu thương mại thành công nhất sử dụng WordPress.
White House
Website chính thức .gov của Nhà Trắng (White House) cũng chạy trên WordPress. Thật bất ngờ phải không nào?
Ưu điểm và nhược điểm của WordPress
WordPress có nhiều ưu điểm vượt trội khiến nó trở thành nền tảng tốt nhất cho những ai muốn tạo website mà không biết lập trình. Ngoài ra nó cũng là lựa chọn tốt cho lập trình viên, vì khả năng tùy biến cao. Tuy nhiên, cũng có một số điểm bất lợi bạn cần lưu ý.
Ưu điểm
- Chi phí thấp – Bạn chỉ cần thanh toán tên miền và web hosting. Phần mềm WordPress, theme WordPress và plugin WordPress đều miễn phí.
- Dễ cài đặt và cập nhật – Không như những hệ quản trị nội dung khác, WordPress không cần bất kỳ cấu hình đặc biệt nào, và bạn có thể cập nhật trong 1 click.
- Quản trị đơn giản – Bạn không cần biết kiến thức lập trình khi tạo website bằng WordPress. Các tác vụ thường ngày của bạn chỉ xoay quanh việc, viết và chỉnh sửa bài viết, upload và sửa hình ảnh, quản lý người dùng, thêm neu, và cài đặt pluygin hoặc themes.
- Giao diện tùy chỉnh – Với hàng ngàn WordPress themes sẵn sàng sử dụng, bạn có thể dùng để tạo một thiết kế riêng phù hợp với thị trường ngách của bạn. Ví dụ, một theme đặc biệt cho nhà hàng, theme cho ý tế, doanh nghiệp nhỏ, food blogger, tất cả đều có thể tìm thấy nếu sử dụng WordPress.
- Tính năng riêng – Bạn có thể dùng plugin để tăng khả năng vận hành cho WordPress website. Bạn có thể tìm thấy plugin cho tất cả các tác vụ bạn cần, từ tối ưu hóa trình tìm kiếm cho đến trang đặt lịch sự kiện.
- Cộng đồng hỗ trợ – WordPress có một cộng đồng toàn cầu lớn nhất, với forum trợ giúp vô cùng hữu hiệu. Nếu bạn không biết gì, hoặc gặp bất kỳ khó khăn nào, bạn có thể dễ dàng nhận trợ giúp.
Nhược điểm
- Vấn đề bảo mật – Vì WordPress có trên 30% website toàn thế giới, nó cũng là mục tiêu số một của giới hacker. Tuy nhiên, việc này có thể xử lý được nếu bạn tăng tính bảo mật cho website WordPress bằng plugin hoặc các thủ thuật bảo mật an toàn khác.
- Sản phẩm bên thứ 3 – Vì plugin WordPress và theme được phát triển bởi lập trình viên bên thứ 3, nó có thể gây ra lỗi. Trước khi cài đặt plugin mới hoặc theme mới, luôn luôn đọc kỹ đánh giá và mô tả để bạn không phải chọn nhầm một plugin hay themes không tốt.
- Thời gian tải trang – Nếu bạn có quá nhiều plugin, site có thể bị chậm. Cài đặt caching plugin thường giải quyết được vấn đề này.